Thứ Năm, 31/01/2008 13:44

Lạc quan nhờ công nghiệp

Tăng trưởng nông nghiệp đang gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; mà nếu không gặp thiên tai, dịch bệnh thì cũng khó mà tăng cao được.

Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng cao hơn của năm nay đòi hỏi tăng trưởng công nghiệp nói riêng và các ngành khác phải tăng cao hơn để một mặt bù đắp cho nông nghiệp, mặt khác tự lớn lên để thực hiện mục tiêu chung, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Năm thứ 17 liên tục tăng hai con số

Ngành công nghiệp đã không phụ với sự mong đợi đó và đã đạt được kết quả khả quan ngay trong tháng khởi đầu năm nay.

Năm 2007, toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, là tốc độ tăng khá cao và là năm thứ 17 liên tục tăng hai con số, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài hiếm thấy so với các thời kỳ trước đó và cũng hiếm thấy so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm nay công nghiệp ngay từ tháng 1 đã tăng 18,2%, còn cao hơn tốc độ tăng của năm 2007 là một sự vượt trội và là một tín hiệu khả quan để cả năm 2008 đạt tốc độ tăng cao hơn.Tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp đạt được ở cả 3 khu vực.

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã tăng 11,8%, thuộc loại cao nhất trong 4 năm qua. Đặc biệt công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng tới 16,2% cũng là tốc độ tăng cao nhất so với nhiều năm trước đó. Đạt được kết quả trên trong điều kiện số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh do chuyển đổi sở hữu thông qua cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê hoặc phá sản (có thể chưa làm xong thủ tục phá sản nhưng thực tế đã không hoạt động), trong điều kiện hàng ngoại nhập gia tăng là một cố gắng lớn.

Tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa còn chậm; hiệu quả hoạt động còn thấp; tốc độ tăng thấp nhất trong 3 khu vực, nên tỷ trọng của khu vực này trong toàn ngành giảm so với cùng kỳ (22% so với 23,3%).

Khu vực ngoài Nhà nước tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực, phần lớn do có nhiều cơ sở mới được ra đời và đưa vào sản xuất trong những năm qua; đã biết hướng vào nhu cầu nội địa đang tăng trưởng cao để tăng thị phần... Tỷ trọng trong toàn ngành của khu vực này đã cao hơn cùng kỳ (37,2% so với 36, 2%).

Khu vực có vốn FDI tăng cao thứ hai, nhưng nếu không kể dầu mỏ và khí đốt bị giảm thì các ngành khác của khu vực này tăng giá cao. Nhờ đó mà tỷ trọng của các ngành khác trong khu vực có vốn FDI đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước (36,6% so với 35,4%).

Điều đó chứng tỏ, với lợi thế về vốn, thiết bị kỹ thuật- công nghệ, quảng cáo tiếp thị, tiêu thụ, khu vực này đã tận dụng được cơ hội tiêu thụ trong nước đã tăng nhanh cả về lượng, cả về giá, tận dụng được cơ hội các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu để xuất khẩu với khối lượng và giá cả tăng lên vào các nước thành viên WTO và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Hai khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài có tỷ trọng áp đảo (78%), lại tăng với tốc độ cao hơn (tháng 1 tăng 20,1%), đã trở thành động lực tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Tăng trưởng của công nghiệp đạt được ở hầu hết các địa bàn, trong đó có những địa bàn tăng trưởng cao, hơn tốc độ chung như: Hải Dương 36,4%, Vĩnh Phúc 32,7%, Phú Thọ 29,2%, Đà Nẵng 27,3%, Bình Dương 24%, Hà Tây 23,7%, Đồng Nai 19,5%, Tp.HCM 18,8%, Cần Thơ 18,7%.

Chuyển dịch

Đáng lưu ý, những địa bàn xung quanh các đô thị lớn có tốc độ tăng cao hơn, chứng tỏ đã có sự chuyển dịch việc phát triển công nghiệp từ những địa bàn đô thị lớn sang các địa bàn chung quanh để tận dụng diện tích xây dựng còn rộng, giá đất, giá nhân công rẻ, việc xử lý và giải quyết ô nhiễm môi trường lại dễ hơn...

Trong các sản phẩm công nghiệp, tăng trưởng cao đạt được ở các sản phẩm đang có thị trường và giá cả tiêu thụ tốt, như thuỷ sản chế biến tăng 34,8%, bia 21,5%, vải lụa thành phẩm 25,2%, quần áo may sẵn 19,6%, phân hoá học 20,2%, xi măng 20,6%, thép cán 16,5%, máy giặt 21,1%, đặc biệt là ôtô tăng tới 71,3%..

Các sản phẩm khai thác tăng thấp hoặc giảm, như than tăng 12%, dầu thô khai thác giảm 4,7%, khí đốt thiên nhiên dạng khí chỉ tăng 0,9%. Tuy nhiên một số sản phẩm chủ yếu còn tăng thấp, nhất là điện sản xuất chỉ tăng 13,5%- thấp hơn tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp.Tình trạng than xuất khẩu tăng nhưng điện phải mua với giá cao đã được đề cập nhiều từ mấy năm nay cũng là một điểm đáng lưu ý.

Tình trạng cấm xe tự chế, nhưng công nghiệp sản xuất phương tiện thay thế rất chậm, nên xe Trung Quốc tràn vào, chẳng khác gì bia Vạn Lực, quạt, vải, đồ gốm sứ, chảo ăng ten ở miền núi, xe máy... và rất nhiều hàng hoá khác trước đây tràn vào, khi nước ta sản xuất được và tăng sản lượng thì thị phần đã bị chiếm một phần đáng kể.

Tính gia công của sản xuất công nghiệp, nhất là sản xuất mặt hàng xuất khẩu (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, đồ gỗ...) còn lớn, làm cho giá trị gia tăng và thực thu ngoại tệ thấp. Nhập siêu gia tăng cũng có lỗi một phần do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp trong nước còn hạn chế, bất cập.

tbktvn

Các tin tức khác

>   TPHCM: Hơn 1.200 cơ sở sản xuất được di dời khỏi nội thành (31/01/2008)

>   Trúng thầu cung cấp 300.000 tấn gạo cho Philippines (31/01/2008)

>   Bộ NN - PTNT cho phép các tỉnh Nam bộ nuôi tôm thẻ chân trắng (31/01/2008)

>   Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ CDMA tại VN (31/01/2008)

>   Đoàn Nhật Bản tìm hiểu đầu tư tại TPHCM (31/01/2008)

>   Khai trương Trung tâm kim cương lớn nhất VN (31/01/2008)

>   Giá gas lại giảm 5.000 đồng/bình 12kg (31/01/2008)

>   Thuốc thú y Việt Nam xâm nhập thị trường Châu Á (31/01/2008)

>   TP.HCM: Cấp thẻ doanh nhân APEC: Quá chậm (31/01/2008)

>   Fimex VN: Khởi công nhà máy chế biến nông sản XK (31/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật