Thứ Ba, 22/01/2008 10:51

IPO lạ kỳ

Một nhà đầu tư tham gia đấu giá IPO đặt giá tới 60 triệu đồng/cổ phần nhưng sau đó đã bỏ của chạy lấy người.

Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty Sản xuất kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận mới đây thất bại có nhiều chi tiết đáng chú ý. Trong số cổ phần đem ra bán hơn 320.000 cổ phần, người mua cao nhất là 60 triệu đồng/cổ phần, người mua thấp nhất là 23.800 đồng/cổ phần. Cuối cùng, hai ông này đã bỏ của chạy lấy người, IPO thất bại hoàn toàn.

Theo phương án cổ phần hóa, Công ty Sản xuất kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận có vốn điều lệ 10,5 tỷ đồng, tổng tài sản trên 32 tỷ đồng. Công ty này kinh doanh đa lĩnh vực bao gồm du lịch, xăng dầu, chế biến nông lâm hải sản, may mặc...

Theo đúng tiến độ ngày 10/11/2007, công ty sẽ tiến hành IPO, toàn bộ hơn một triệu cổ phiếu. Trong đó, nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ, người lao động trong công ty được mua 9,5% vốn điều lệ với giá ưu đãi.

Hai nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Khu du lịch Hoàn Mỹ (Ninh Thuận) và Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM, mỗi công ty được mua 20% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại 320.802, chiếm 30,5% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai ra công chúng.

Về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cũng được ghi rõ trong phương án cổ phần hóa là phải có thực lực tài chính, có khả năng phát triển thị trường, gắn bó lợi ích lâu dài với công ty.

Mặt khác, do IPO công ty này có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng nên phải chọn tổ chức trung gian để phát hành, bảo lãnh... Vì vậy, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Incombank, chi nhánh Tp.HCM (IBS-HCM) đã được chọn thực hiện bán đấu giá.

Đăng ký tham gia IPO có tới 37 nhà đầu tư, đăng ký mua hơn hai triệu cổ phần, giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phần. Kết quả IPO của Công ty Sản xuất kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận chỉ có hai nhà đầu tư trúng thầu.

Trong đó, nhà đầu tư Nguyễn Thành trúng thầu với giá cao nhất lên tới 60 triệu đồng/cổ phần, mua 1.000 cổ phần. Số còn lại 319.802 cổ phần một mình ông Từ Tế Tử trúng với giá thấp nhất chỉ đạt 23.800 đồng/cổ phần. Do vậy, đấu bình quân của đợt IPO này đã bị đẩy lên mức cao chót vót 210.757 đồng/cổ phần.

Theo quy định của Thông tư 146 của Bộ Tài chính, mức giá nêu trên sẽ được xác định làm giá tham chiếu bán cho nhà đầu tư chiến lược. Cán bộ công nhân viên công ty được mua bán với ưu đãi bằng 60% giá đấu bình quân.

Tuy nhiên, đến thời hạn cuối cùng để thanh toán tiền trúng đấu giá hai nhà đầu tư kể trên đã không nộp tiền mua cổ phần đăng ký và chấp nhận bỏ tiền cọc. Hơn nữa, do giá đấu bình quân quá cao nên các nhà đầu tư chiến lược cùng cán bộ công nhân viên trong công ty cũng từ chối không mua cổ phần.

UBND tỉnh cũng khó hiểu

Cuối cùng thì đợt IPO đã hoàn hoàn thất bại nhưng hai nhà đầu tư nêu trên, một người chỉ mất cọc hơn một triệu đồng, còn người đặt giá 60 triệu đồng/cổ phần thì mất cọc hơn 300 triệu đồng.

Theo quy định của Nghị định 109, các nhà đầu tư tham gia IPO phải đặt cọc trước 10% tổng giá trị cổ phần đăng ký. Tuy nhiên, công ty đã không tuân thủ khi cho phép một nhà đầu tư tham gia IPO nhưng 20 ngày sau mới được phải đóng tiền cọc. Để rồi sau khi biết mình không trúng thầu nhà đầu tư này cũng lơ luôn tiền cọc.

Chưa hết theo phương án cổ phần hóa được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt trước đó, chỉ có hai nhà đầu tư chiến lược, mỗi nhà đầu tư được mua 20% vốn điều lệ. Thế nhưng sau đó ngày đấu giá, UBND Tỉnh Ninh Thuận đã ban hành văn bản bổ sung thêm một nhà đầu tư chiến lược nữa.

Vì vậy, cổ phần của nhà nước và hai nhà đầu tư kia bị xén mất 5% dành cho nhà đầu tư chiến lược thứ ba. Mỗi nhà đầu tư chiến lược chỉ được phép 15% vốn điều lệ và vốn nhà nước cũng giảm còn 15% vốn điều lệ. Hơn nữa, văn bản này được UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành ngày 2/11/2007 nhưng lại ghi có hiệu lực từ ngày 28/9/2007, một chuyện thật khôi hài.

* Ban tổ chức sẽ đấu giá lại lần hai vào ngày 22/1. Quy định của Thông tư 146 hướng dẫn Nghị định 109 quy định giá khởi điểm cho IPO lại (lần hai) sẽ không được thấp hơn mức giá thấp nhất lần một, tức 23.800 đồng/cổ phần.

(Theo Pháp luật Tp.HCM)

Các tin tức khác

>   IPO Sabeco: Coi chừng "ế" hàng! (22/01/2008)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Công ty TNHH 1 thành viên Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (22/01/2008)

>   Vietcombank: ĐHCĐ trong quý I năm 2008 và niêm yết cổ phiếu trong tháng 6/2008 (22/01/2008)

>   CTCP CK Hà Nội hợp tác với Công ty AAIC (UK) (21/01/2008)

>   Thành lập Công ty Cổ phần Xi măng HàTiên 2 (21/01/2008)

>   Agribank lùi thời hạn cổ phần hoá (21/01/2008)

>   Vinalines triển khai nhiều dự án cảng biển lớn (21/01/2008)

>   ANZ, BVIM và Mekong Capital đầu tư vào Traphaco (21/01/2008)

>   Cổ phần Vietcombank - Bỏ cọc liệu có xảy ra? (21/01/2008)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu cho CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 (21/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật