Thứ Ba, 08/01/2008 16:33

Hệ lụy của quản trị kém

Hàng loạt các vấn đề nổi cộm trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong nội bộ các CTCP đang tạo nên những sản phẩm có thể coi là kém chất lượng.

Đó là các cổ đông đa phần mang tính đầu cơ, thiên về lợi ích ngắn hạn. Cổ đông lớn nhiều khi lạm dụng vị thế và quyền lực dưới nhiều hình thức để tranh thủ quyền lợi. Đáng cảnh báo là các cổ đông, kể cả cổ đông nhỏ và cổ đông lớn, thường quan tâm và tìm cách chia ngay tài sản của công ty thay vì chú ý đúng mức tới sự phát triển của công ty mà mình góp vốn. Một trong ba nội dung chính chiếm tới 90% thời gian họp bàn tại nhiều đại hội cổ đông là vấn đề chia cổ tức. Cần phải nói rằng, với áp lực rất lớn về chia cổ tức và nhất là chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, một số CTCP đứng trước tình cảnh mất đi nhiều khả năng và cơ hội huy động vốn cổ phần để phát triển.

Cuộc khảo sát mới đây do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện liên quan đến quản trị doanh nghiệp cho thấy tính tập quyền, thâu tóm quyền lực bởi các cổ đông lớn đang khá phổ biến tại các CTCP. Đặc biệt, tại các CTCP có phần vốn góp của cổ đông nhà nước chiếm đa số, đại diện cổ đông nhà nước thường kiêm tới 4 chức danh, đó là đại diện chủ sở hữu nhà nước, chủ tịch HĐQT, giám đốc điều hành và bí thư đảng ủy. Chỉ nhìn vào hệ thống các chức danh mà một người kiêm nhiệm, có thể thấy nguy cơ lạm dụng quyền lực lớn như thế nào. Hơn thế, cho tới thời điểm này, khoảng trống về cơ chế, quy trình, tiêu chí đánh giá hiệu lực và hiệu quả của người đại diện cổ phần nhà nước chưa được khỏa lấp khiến nguy cơ này lại càng lớn.

Nếu như nhìn vào các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, theo điều tra của CIEM, có tới 94% nội dung do chủ tịch HĐQT, giám đốc trình được thông qua. Có nghĩa là chỉ có khoảng 6% vấn đề mới được đặt ra và quyết định tại đại hội cổ đông. Trong khi đó, kiểu lạm dụng ở cấp độ HĐQT lại không hề nhỏ. Trên thực tế, nhiều kiến nghị phát hành ưu đãi cho thành viên HĐQT được đưa ra. Có nghĩa là tự mình kiến nghị rồi tự mình lại bỏ phiếu ưu đãi cho mình. Có người đã gọi đây là hành vi tước đoạt tài sản của công ty, của cổ đông thiểu số và cổ đông nhà nước. Thậm chí, lo ngại về việc các thành viên HĐQT lấy và sử dụng thông tin, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc vì lợi ích của một nhóm nào đó không chỉ dừng lại ở giả thiết.  Có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân của đa số các vụ khiếu kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông.

Tất nhiên, ưu điểm của hệ thống quản trị tập quyền này được ghi nhận là chi phí giám sát thấp, công ty hoạt động hiệu quả nếu các cổ đông lớn luôn hướng tới lợi ích dài hạn và sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Đương nhiên, các cổ đông thiểu số và các bên có liên quan cũng sẽ hưởng lợi từ hoạt động này. Tuy nhiên, chẳng có yếu tố nào đảm bảo rằng giả thiết này luôn được hiện thực hóa khi mà ở Việt Nam, truyền thống kinh doanh theo dòng họ cũng như hiệu lực giám sát từ bên ngoài, hiệu lực của hệ thống pháp luật nói chung và về quản trị công ty nói riêng chưa phát triển đầy đủ.

Trong khi đó, Ban giám sát, cơ chế được xây dựng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động vì lợi ích chung của HĐQT, dường như vẫn chưa tách ra khỏi vòng ảnh hưởng của HĐQT. Thậm chí, khảo sát của CIEM cho thấy, thành viên ban kiểm soát thường là cấp dưới của giám đốc, của thành viên HĐQT và thậm chí là người “đóng dấu” cho HĐQT trong trường hợp cần thiết. Nhiều người còn gọi thành viên ban kiểm soát là khách danh dự hay là người giám sát bị kiểm duyệt hơn là kiểm soát độc lập, khách quan và trung thực như mô hình vốn có. Dường như Ban kiểm soát độc lập thực sự hiện chỉ có ở các CTCP có vốn đầu tư nước ngoài.

Phương thức quản trị này không chỉ gây nên những bất cập trong hoạt động của các doanh nghiệp mà còn đang là nguyên nhân gây mất lòng tin của những người góp vốn. Những tác động lâu dài của nó còn thể hiện ở chỗ các công ty này khi mở rộng quy mô thường vấp phải những xung đột lớn do quản trị doanh nghiệp không theo kịp. Khi sự bất tương ứng giữa quy mô và quản trị không được giải quyết, khi lợi nhuận ngắn hạn áp chế các chiến lược kinh doanh dài hạn, việc tăng trưởng của các công ty thực sự rất khó khăn.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngân hàng “lãnh cảm” trước tin tốt (08/01/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dược phẩm Cửu Long (08/01/2008)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho CTCP Tập đoàn Hanaka (08/01/2008)

>   Động thổ XD dự án Thủy điện Phình Hồ (08/01/2008)

>   Vàng + nhà đất = cổ phiếu bất động sản (08/01/2008)

>   Merufa chốt danh sách cổ đông và tạm ứng cổ tức năm 2007 (08/01/2008)

>   Sài Gòn Givral: Thay đổi người đại diện pháp luật và mệnh giá cổ phần (08/01/2008)

>   Hoàng Long Long An bán đấu giá cổ phần lần đầu (08/01/2008)

>   Cổ phiếu ế của Vinare được nhà đầu tư ngoại mua hết (07/01/2008)

>   Vì sao bàn giao vốn còn chậm? (07/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật