Thứ Hai, 28/01/2008 17:58

Đào tạo lãnh đạo trẻ chuyên đề Kinh tế tại Nhật Bản: Đoàn Việt Nam xếp thứ nhất

Đó là thông tin vừa được ông SaKonJyu Naoto, chuyên viên Ban Nghiệp vụ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – Jica Chubu công bố khi khóa  đào  tạo  lãnh  đạo  trẻ chuyên đề Kinh tế kết thúc cuối tháng 1 vừa qua tại Nhật Bản.

Tiền thân là chương trình giao lưu thanh niên quốc tế do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tài trợ, bắt đầu từ năm 2007, chương trình đã chuyển thành nội dung đào tạo lãnh đạo trẻ cho 120 quốc gia tham gia chương trình này.

Nội dung của 3 bản báo cáo quốc gia và chương trình hành động của khóa kinh tế Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Nhật làm tài liệu nghiên cứu và ứng dụng cho các khóa học tiếp theo.

Chuẩn bị hành trang kiến thức

Đối với những thành viên lần đầu tiên được đặt chân đến đất nước mặt trời mọc ai cũng háo hức và ra sức chuẩn bị cho nội dung của khóa đào tạo. Nhóm Kinh tế có 27 thành viên tuổi đời từ 22 - 35 được chia thành 3 nhóm nhỏ thực hiện báo cáo quốc gia theo các chuyên đề:

Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; Dịch vụ phụ trợ, phát triển công nghệ sau thu hoạch; Sản xuất, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, chuyên đề dịch vụ phụ trợ, tập trung vào đề tài công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam là bản báo cáo được đánh giá thành công nhất.

Để đạt được thành công ấy, trưởng nhóm 2 Lê Thanh Hải, Trưởng ban Tổ chức kiểm tra (Đoàn TN Đường sắt) cho biết, nhóm đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung chương trình từ trong nước với sự nhóm họp và thống nhất chủ đề mấu chốt (Công nghệ sau thu hoạch và định hướng sự hợp tác) và lên dàn ý cho đề tài.

Nhóm phân công từng phần việc cụ thể cho các thành viên, người phụ trách thu thập thông tin, lên đề cương chi tiết, thành viên khác sưu tầm ảnh minh hoạ, duyệt nội dung và nhóm còn lại chịu trách nhiệm thiết kế, trình chiếu...

“Tất cả các khâu đều được phối hợp bài bản, trơn chu nên việc trình bày với hội đồng thẩm định phía Nhật Bản đã thu được kết quả cao” – Anh Hải nói.

Tuy không được thuận tiện như nhóm 2, nhóm 3 thực hiện chuyên đề Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng nhiệm vụ chủ yếu được giao cho Tạ Xuân Quang (sinh năm 1978) chuyên viên phòng Đào tạo – Tư vấn (Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Mặc dù đúng chuyên môn công tác nhưng Quang rất vất vả trong việc thực hiện đề tài bởi sự đòi hỏi cô đọng và thời gian trình bày chỉ gói gọn trong vòng 20 phút với nội dung truyền tải khá lớn.

Thời gian chuẩn bị cho đề tài khá chi tiết từ Việt Nam nhưng quá trình học tập tại Nhật Bản khiến Quang trăn trở và thức trắng vài đêm hoàn chỉnh lại báo cáo và lập kế hoạch cho cả nhóm. Kết quả của đề tài được các chuyên gia đánh giá khá cao, đúng với những gì Quang và các thành viên trong nhóm mong chờ.

Với nội dung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nhóm 1 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình trạng phát triển ngành. Các chuyên gia Nhật Bản hiểu biết thêm về những nét mới và khẳng định sẽ có sự hợp tác trong các lĩnh vực mà các nhóm chuyên môn cung cấp trong thời gian tham gia khoá học và trình bày các báo cáo quốc gia.

Một lớp trẻ ham học hỏi

Ông Takeda Haruhiro, điều phối viên tiếng Việt của Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ Kinh tế từng tham gia nhiều khóa đào tạo đã phải thốt lên: “Đây là khóa đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc về tinh thần “làm hết mình, chơi hết mình” đến vậy.

Tinh thần ham học hỏi của các bạn trẻ đang góp phần xây dựng một thế hệ lãnh đạo trẻ năng động của Việt Nam. Mong các bạn mang tinh thần ấy, cùng với kiến thức học hỏi được từ khóa học tiếp tục xây dựng, góp phần vào thành công trong công việc của cơ quan, đơn vị...”.

Tin vui đến với khóa đào tạo Kinh tế của Việt Nam được ông SaKonJyu Naoto, chuyên viên Ban Nghiệp vụ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – Jica Chubu công bố vào ngày cuối cùng đoàn lưu lại Nhật Bản:

“Qua 5 khóa đào tạo nội dung Kinh tế từ năm 2007 đến tháng 1/2008, trong đó Trung Quốc 2 đoàn, Indonesia 1 đoàn và 1 đoàn của Lào thì đoàn Việt Nam được Hội đồng phản biện đánh giá xếp thứ hạng cao nhất, thành công nhất.

Chúng tôi quyết định chọn 3 nội dung báo cáo quốc gia và chương trình hành động của đoàn lãnh đạo trẻ kinh tế Việt Nam dịch sang tiếng Nhật làm tài liệu nghiên cứu và coi đó như mẫu nội dung đào tạo cho những khóa đào tạo tiếp theo của Jica”.

Ông Kawakuchi Hironori - Trưởng phòng hợp tác, Hiệp hội giao lưu quốc tế tỉnh Shizuoka, người phụ trách chương trình và nội dung khóa đào tạo của đoàn Việt Nam rất hài lòng với tinh thần ham học hỏi của các thành viên trong đoàn.

Đoàn Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ đối với ông mà hơn 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến hàng đầu Nhật Bản đóng trên địa bàn tỉnh Shizuoka. Từ khóa đào tạo này, mỗi thành viên sẽ là cầu nối bắc nhịp cho sự hợp tác ngày càng toàn diện giữa 2 quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. 

Hiện nay, Jica tổ chức đào tạo thường xuyên đội ngũ lãnh đạo trẻ cho 120 quốc gia với số lượng hơn 1.000 học viên mỗi năm. Riêng năm 2008 sẽ đào tạo 1.500 học viên với các chương trình như: Cải cách hành chính, Kinh tế, Môi trường, Đào tạo nhân lực. Cũng trong tháng 1 tại tỉnh Hookaido, Nhật Bản, 26 đại biểu của Việt Nam tham gia khóa đào tạo lãnh đạo trẻ nội dung Đào tạo nguồn nhân lực.

tp

Các tin tức khác

>   Giá tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh (28/01/2008)

>   Sắp khai trương "Nhà Việt" tại Béclin (28/01/2008)

>   Năm 2008 sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy (28/01/2008)

>   TPHCM đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (28/01/2008)

>   Mercedes - Benz VN được nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc (28/01/2008)

>   Huy động vốn cho dự án bất động sản: Bài học từ Singapore (28/01/2008)

>   Giải pháp nào để phát triển ngành cơ khí ? (28/01/2008)

>   Bù lỗ hơn 6.000 tỉ đồng mua điện (28/01/2008)

>   Cơn lốc tăng giá hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán (28/01/2008)

>   “Vào WTO, cái được lớn nhất là minh bạch hóa” (28/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật