Thứ Bảy, 29/12/2007 10:06

Vụ gần 7.000 tấn thép phế liệu không được thông quan: Do chưa được… “làm sạch”?

Đã hơn 3 tháng qua, gần 200 container với 6.685 tấn thép phế liệu (TPL), trị giá gần 2,5 triệu USD, được nhập về các cảng Hải Phòng và Sài Gòn nhưng không được thông quan vì chưa được… làm sạch theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp (DN) có TPL nhập khẩu như ngồi trên đống lửa vì mỗi ngày phải tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho phí thuê kho bãi, trả lãi ngân hàng. Trong khi đó, cuộc “mổ xẻ” khái niệm TPL phải làm sạch mới được nhập khẩu, giữa các cơ quan chức năng vẫn chưa có hồi kết.

Doanh nghiệp kêu cứu

Đại diện Công ty TNHH Thương mại Anh Trang (Hải Phòng) phản ánh, lô hàng hơn 3.000 tấn TPL của DN vừa về các cảng TPHCM thì bị giữ từ tháng 9-2007 đến nay, gây thiệt hại lớn. “Ngoài tiền phạt lên đến hàng chục triệu đồng, mỗi ngày DN phải mất từ 30 đến 40 triệu đồng tiền lưu kho bãi, vay lãi ngân hàng và các chi phí khác.

Không những thế, DN còn mất uy tín với các khách hàng và đã phải hủy rất nhiều hợp đồng”. Ông Trương Bá Liêm, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần kim khí TPHCM, cũng cho hay, 13 container TPL của DN nhập về đang bị ách tại cảng mấy tháng qua, làm lỡ hợp đồng với đối tác và mỗi ngày phải trả phí thuê kho bãi.

Các DN còn lại như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (1.476 tấn), Thép Techmart (1.500 tấn), Thép Đình Vũ (400 tấn) đều nằm trong hoàn cảnh tương tự. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thép Việt Nam và các đơn vị thành viên cho biết, ngoài việc tốn tiền lưu kho, nếu không tìm cách thông quan thì sẽ có công ty phá sản.

Theo tìm hiểu, các lô TPL của những DN trên bị cảnh sát môi trường và Sở Tài nguyên-Môi trường địa phương phạt hành chính và yêu cầu phải tái xuất lô hàng trên với lý do các lô thép phế liệu này đã vi phạm Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường do “có tình trạng rỉ nước, mùi hôi, không sạch...”.

Hiệp hội Thép cho rằng, việc tái xuất các lô hàng này là điều rất khó khăn, trong khi các DN luyện thép lại đang cần nguyên liệu này. Đối với nguyên liệu thép tái sử dụng, các nước trên thế giới chỉ cấm thép có lẫn chất nguy hại tới môi trường như chất phóng xạ, chất nổ, hóa chất độc hại, còn các tạp chất vô hại khác thì ở nhiệt độ 1.700oC của lò điện, sẽ không tồn tại được. Do đó, việc cho phép thông quan các lô TPL trên vừa không vi phạm Luật Bảo vệ môi trường vừa có lợi cho các DN đang thiếu nguồn phôi nghiêm trọng hiện nay.

Thế nào là “sạch”?

“TPL mà bảo cúi xuống ngửi phải không có mùi hôi và nhìn không gỉ sét, tạp chất… thì chỉ có Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam mới áp dụng. Chứ đã gọi là phế liệu, chất hàng tháng trời trong kho kín thì làm sao tránh được mùi hôi…?!”, đại diện một đơn vị nhập khẩu TPL bức xúc. Các DN đều cho rằng họ đang gặp khó khăn do lô hàng nhập khẩu không được thông quan trong thời gian dài và cơ quan bảo vệ môi trường đã vận dụng những quy định thiếu rõ ràng của Luật Bảo vệ môi trường để kết luận các lô hàng TPL nhập khẩu vi phạm luật. Theo bà Nguyễn Thị Yến, đại diện Công ty cổ phần Giám định Vinacontrol TPHCM, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường quy định phế liệu nhập khẩu phải được “làm sạch”, nhưng trong tất cả văn bản dưới luật đều không quy định cụ thể thế nào là “làm sạch”, tỷ lệ tạp chất ra sao?

Trước thực trạng trên, đại diện Bộ Công Thương cho rằng với loại TPL của 5 DN nhập về cảng, các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp ép bánh và nấu lại, không rửa sạch cặn hộp trước khi ép. Nhiều nhà máy luyện thép trong nước cũng đã trực tiếp nhập khẩu loại nguyên liệu này về sản xuất, thu hồi 85%-88% thép nguyên chất và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho rằng, nguyên nhân ách tắc là do luật chưa quy định rõ ràng mức độ tạp chất được phép lẫn với nguyên liệu thép thu hồi là bao nhiêu? Khái niệm về làm sạch đối với loại vỏ đồ hộp cũng hiểu không thống nhất. Không có nước nào rửa sạch lon đồ hộp trước khi ép bánh và nguyên liệu này được sử dụng ở tất cả nước trên thế giới. Việt Nam cũng đã và đang sử dụng có hiệu quả thì nay đột nhiên bị ách lại.

SGGP

Các tin tức khác

>   Năm đầu tiên Tập đoàn Dầu khí đạt doanh thu vượt 200.000 tỷ đồng (29/12/2007)

>   Dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế được in đậm nét (29/12/2007)

>   Mua vé của Pacific Airlines sẽ dễ hơn mua kẹo cao su (29/12/2007)

>   Vốn đầu tư tăng lên gần 10.000 tỉ đồng (29/12/2007)

>   'Ẵm' hợp đồng triệu đô trong chốc lát (29/12/2007)

>   Quyết liệt đòi tăng giá thuốc (29/12/2007)

>   Công bố thương hiệu "Hồ tiêu Chư Sê"     (29/12/2007)

>   400 triệu USD xây dựng khu đô thị tại Đồng Nai (29/12/2007)

>   Hơn 2,3 tỷ vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai (29/12/2007)

>   Khai trương hệ thống siêu thị bán lẻ điện thoại di động (29/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật