Thứ Sáu, 14/12/2007 10:40

VN-Index mất thêm 15,96 điểm:

Nhà đầu tư cạn vốn?

Phiên giảm "sốc" thứ ba kể từ đầu tuần tới nay đã diễn ra ngày 13.12, khi VN-Index mất thêm 15,96 điểm với 105 CP xuống giá. Sức mua của thị trường tiếp tục yếu đi là dấu hiệu đáng lo ngại nhất và mặc dù đã có những thông tin về lượng tiền mới được nạp vào tài khoản, nhưng mức độ giải ngân không giúp cân bằng lại thị trường.

Tiền không thiếu, nhưng...

."Hết tiền rồi" là những thông tin được bàn luận khá nhiều tại các sàn giao dịch khi thị trường sụt giảm. Quả thực KLGD giảm dần trong khi khá nhiều hàng mới lên sàn là biểu hiện rõ ràng nhất.

Tổng hợp số liệu cho thấy khối lượng khớp lệnh tính riêng CP trong 20 phiên giao dịch gần nhất chỉ đạt 7,34 triệu đơn vị, giảm khoảng 34% so với thời điểm giữa tháng 11 (trung bình 20 phiên đạt 11,14 triệu đơn vị). Nếu loại bỏ các giao dịch của nhóm CP mới lên sàn như DPM, HPG, HT1... thì khối lượng còn thấp hơn nữa.

Một tín hiệu nữa là giá trị giao dịch sụt giảm rất nhanh. Trung bình 5 phiên gần đây, quy mô toàn thị trường, cả khớp lệnh và thoả thuận CP, chứng chỉ quỹ, chỉ đạt trên dưới 740 tỉ đồng/phiên. Con số này tương đương với quy mô giao dịch hồi đầu tháng 9 vừa qua (thời điểm thị trường bắt đầu tăng trưởng) nhưng tại thời điểm đó, khối lượng niêm yết thấp hơn nhiều so với thời điểm hiện tại.

Có khá nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải hiện tượng thiếu hụt nguồn tiền này. Một số yếu tố được lặp lại như tỉ lệ khống chế cho vay đầu tư CK bị siết chặt, càng đến "giờ G" (30.12.2007) khi các NH phải giảm tỉ lệ dư nợ xuống thì áp lực thanh lý hợp đồng càng mạnh. Sự sôi động của một số thị trường khác gần đây như BĐS, vàng cũng hút một lượng tiền chảy ra khỏi TTCK và chưa kịp quay lại.

Đặc biệt, áp lực vốn dành cho đấu giá Vietcombank được coi là nguyên nhân trực tiếp nhất, khiến sức mua quá yếu và giá CP rớt thảm. Tuy nhiên, theo phân tích một số NĐT chuyên nghiệp đang quản lý số vốn lớn, những nhận định này có thể đúng một phần nào, nhưng không phải là nguyên nhân quan trọng nhất khiến thị trường điều chỉnh mạnh như hiện tại. Việc NĐT cá nhân rút vốn bằng cách bán CP có thể xảy ra nhưng mức độ tác động khó kéo dài.

Với những NĐT chuyên nghiệp và tổ chức, các khoản vốn đều được phân phối theo kế hoạch chứ không có chuyện "nước đến chân mới nhảy". Sức cầu yếu là do các nguồn vốn lớn chưa giải ngân một cách mạnh mẽ mà chủ yếu là các giao dịch nhỏ đang diễn ra. Nguồn vốn của các NĐT cá nhân nhỏ, khoảng vài tỉ đồng trở xuống không thể tạo ra lực kéo đáng kể cho giá.

Đặc biệt khi nguồn vốn này liên tiếp bị đọng lại tại một số đợt phục hồi giả tạo gần đây khiến nguồn tiền càng cạn kiệt. Bằng chứng rõ ràng nhất là sau các phiên tăng giá khá mạnh với khối lượng giao dịch tương đối lớn, thị trường lại sụt giảm ngay lập tức vì thiếu hụt sức cầu dài hơi kế cận trong khi nguồn cung lại tăng lên.

Khía cạnh thứ hai của nguồn tiền là mức độ tích cực. Theo những thống kê không chính thức của một số CTCK, lượng NĐT đến nạp thêm tiền những ngày gần đây đã tăng lên. Điều này hoàn toàn bình thường khi NĐT chuẩn bị mua quanh vùng đáy và đón trước một đợt sóng tăng giá vào đầu năm 2008.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký, tính đến ngày 3.12, số lượng tài khoản do NĐTNN mở mới đã lên tới 8.638, trong đó có 516 tổ chức và 8.167 cá nhân. Riêng tháng 11.2007, đã có 24 tổ chức và 530 cá nhân được cấp mã số giao dịch.

Báo cáo mới đây của NH ANZ cũng dự báo dòng vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào VN năm 2007 đạt khoảng 5,6 tỉ USD và khoảng 7,3 tỉ USD năm 2008 nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được dự báo từ 8,5-9% và thị trường tài chính tiếp tục phát triển. Như vậy khó có thể nhận định một cách chủ quan về sự cạn kiệt nguồn tiền nói chung trên thị trường.

Vấn đề nằm ở chỗ nguồn tiền "tươi" đó chấp nhận giải ngân tại mức giá nào và khi NĐT cầm tiền mặt chỉ chấp nhận mức giá thấp, bởi lẽ ngày mai còn có thể mua rẻ hơn hôm nay thì thị trường không thể trông đợi một sự tăng trưởng đột biến nào.

Có thể xuống 900 điểm?

Đóng cửa mức 930,36 điểm ngày 13.12, VN-Index đang chơi vơi vì dải hỗ trợ 950 điểm đã bị phá vỡ. Dải hỗ trợ này được hình thành tương đương với hai đỉnh trong chu kỳ tích lũy tháng 8. Trong điều kiện thị trường xấu với sức mua yếu, các thông tin hỗ trợ không còn tác dụng mặc dù hiện tại mức giảm mạnh khiến nhiều CP trở nên rẻ so với chỉ tiêu tài chính. Cán cân cung cầu trên thị trường không phải lúc nào cũng dựa trên nền tảng phân tích cơ bản.

Mặt khác, thời điểm này thị trường chủ yếu "nhìn" về đợt đấu giá Vietcombank sắp tới. Mốc hỗ trợ tâm lý duy nhất còn lại là 900 điểm vì đây là một con số chẵn đồng thời cũng tương đương mức đáy "bi thảm" nhất của thị trường trong năm 2007. Thời điểm công bố khối lượng đặt mua sẽ trước ngày 26.12 và đây là thông tin giúp xác định mức độ "khốc liệt" của phiên đấu giá.

Còn khoảng 10 phiên giao dịch nữa, liệu thị trường có "trụ" được để chờ kết quả đấu giá Vietcombank?

 LĐ

Các tin tức khác

>   PhuGiaSC triển khai cho vay cầm cố chứng khoán (14/12/2007)

>   VNM: Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2007 (14/12/2007)

>   ICF chuyển sàn (14/12/2007)

>   Về việc phát hành cổ phiếu thưởng của SSI (13/12/2007)

>   SSC: Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (13/12/2007)

>   ANV: Nghị quyết HĐQT (13/12/2007)

>   Thông tin nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (13/12/2007)

>   Thông tin chấp thuận niêm yết cho CTCP Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa Sinh (13/12/2007)

>   Thông tin chấp thuận niêm yết cho CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản (13/12/2007)

>   REE: Kết quả doanh thu thực hiện tháng 11 năm 2007 (13/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật