Thứ Năm, 06/12/2007 09:57

Đấu thầu cổ phiếu: “Đã đến lúc chuyển sang định giá”

Hỏi chuyện ông Phan Minh Tuấn, Giám đốc, Trưởng đại diện Quỹ đầu tư Dragon Capital tại Hà Nội.

Ông nhận xét như thế nào về các trường hợp IPO doanh nghiệp nhà nước như Bảo Việt vừa qua và Vietcombank sắp tới?

Cả hai trường hợp IPO, Chính phủ đều đi đàm phán với các nhà đầu tư, sau đó đưa ra giá nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài rồi bắt đầu tiến hành đấu giá. Khi đấu giá, Chính phủ chỉ bán một phần tương đối nhỏ số cổ phần đó đưa ra thị trường. Cung mà yếu thì cầu sẽ tăng quá cao. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đang nóng như hiện nay, giá cổ phiếu trên thị trường thường sẽ được đẩy lên cao do cung và cầu chênh lệch.

Khi cung cầu chênh lệch như vậy thì bình quân giá cổ phiếu mua ở ngoài thị trường với Bảo Việt và Vietcombank sẽ vọt lên quá mức, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không thể chấp nhận theo giá đó.

Phải hình dung ra rằng họ là nhà đầu tư doanh nghiệp, đánh giá giá trị của công ty theo một cách riêng của họ nên khó có thể chấp nhận được mức giá đó. Còn những người ở ngoài phố, những nhà đầu tư không hiểu về doanh nghiệp lại sẵn sàng mua giá cao.

Thứ hai, các nhà đầu tư chiến lược có một loạt các điều kiện khác buộc phải mua với giá mà theo họ đánh giá. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận với giá đấu thầu bình quân của thị trường. Bảo Việt đã có 9 nhà đầu tư nước ngoài được chọn trong đó có Dragon Capital đều bỏ hết. May có HSBC và một công ty của Mỹ bị đổ bể quay trở lại mua cho nên Bảo Việt mới bán được cổ phần đó.

Trở lại trường hợp của Vietcombank, nếu như ngân hàng này lại bán khối lượng cổ phần nhỏ với giá chắc chắn cao thì chưa chắc đã tìm được nhà đầu tư chiến lược, mà không có nhà đầu tư chiến lược thì sẽ không đẩy được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp về sau.

Theo ông, nên thay đổi theo hướng như thế nào từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới?

Nếu Nhà nước đấu thầu với mức giá cao sau đó để cho nhà đầu tư nước ngoài mua giá thấp hơn có lẽ cũng không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Chính vì vậy, bây giờ đang là thời điểm chín muồi để chuyển sang hình thức định giá trên cơ sở của giá trị tổng hợp và cố định giá của các lần chào bán ra công chúng, giống như các quốc gia khác đã làm. Đây là một giá xác định theo cả con mắt của các nhà tư vấn và Chính phủ chấp nhận được. Sau đó chúng ta đưa ra một giá cố định mà mình thấy là phải.

Đừng nghĩ rằng bán được giá càng cao càng tốt mà hãy bán được giá để cho sau này doanh nghiệp thu được giá trị đối với bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển về lâu về dài là quan trọng nhất. Việc này còn đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài trả giá không thấp hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Do đó, hãy đưa ra một giá cố định để cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng mua giá đó, không cần đấu thầu.

Như vậy sẽ không tạo cơ hội công bằng cho các nhà đầu tư ở trong nước. Ví dụ, nhà đầu tư trong nước làm thế nào để xác định có thể mua được cổ phần vì cổ phần chỉ có một giá trị rất nhỏ?

Đó là một vấn đề khác về cung và cầu. Hiện nay, Chính phủ cho phép một số lượng cổ phiếu rất nhỏ của các doanh nghiệp lớn để bán ra bên ngoài. Điều đó tạo ra cung cầu hơi giả tạo. Một loạt các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cách đây nửa năm đến 1 năm thì gần như đưa ra bất cứ cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng đều vọt lên “mấy chấm” so với thị trường và đều được bán hết.

Nếu như bây giờ các doanh nghiệp như Vinaconex hay nơi này nơi kia bắt đầu phát hành trái phiếu thì đều không bán được trái phiếu doanh nghiệp. Rõ ràng khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên đưa ra lượng tương đối đủ cung cầu.

Ở thị trường nước ngoài, nếu phát hành số lượng nhiều thì vấn đề cầu vốn cho các doanh nghiệp là quan trọng. Tức là các doanh nghiệp đi huy động vốn để phát triển doanh nghiệp là quan trọng chứ không phải là vấn đề các nhà đầu cơ mua hôm nay để tuần sau, tháng sau bán với giá cao hơn là quan trọng.

Với bối cảnh thị trường như cuối năm 2007, góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường vốn của Việt Nam như thế nào, tính hấp dẫn của nó so với thời điểm cuối năm ngoái hoặc ước lượng cho năm sau ra sao?

Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá thị trường Việt Nam hấp dẫn không chỉ bởi thị trường chứng khoán mà hấp dẫn cả bởi nền kinh tế vĩ mô.

Hiện nay Chính phủ Việt Nam điều hành rất tốt bởi vậy đã đảm bảo sự tăng trưởng, cho nên các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn hấp dẫn đứng về mặt lâu dài. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn tương đối dài hạn nên họ không quan tâm lắm đến sự lên xuống nhất định của thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Ai vi phạm Luật Doanh nghiệp? (06/12/2007)

>   PetroVietnam đầu tư mạnh sang bất động sản và du lịch (06/12/2007)

>   Cty Cổ phần LICOGI 16 chào bán cổ phiếu ra công chúng (06/12/2007)

>   Thiên Long khởi công xây dựng nhà máy ở Long Thành (Đồng Nai) (06/12/2007)

>   Phí giao dịch OTC không quá 0,5% (06/12/2007)

>   Vietcombank công bố việc bán cổ phần (06/12/2007)

>   CTCP Giấy Sài Gòn đầu tư 3 dây chuyền xử lý bột hiện đại (06/12/2007)

>   Ra mắt Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (06/12/2007)

>   VOF tăng vốn lên 876 triệu USD (05/12/2007)

>   Thông tin đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (05/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật