Biện pháp nào để kim ngạch xuất khẩu 2008 tăng 22% so với năm 2007
Năm 2008, Bộ Công Thương đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 tỷ US, tăng 22% so với năm 2007. Trong đó nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch XK trên 10,6 tỷ USD ( tăng 8,2% so với năm 2007), nhóm hàng khoảng sản gồm dầu thô và than đá đạt kim ngạch 9,7 tỷ USD, tăng 3,3%, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch XK 28 tỷ USD tăng 30,8%, nhóm hàng hóa khác đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD, tăng 36,1% so với năm 2007.
Theo ông Phạm Thế Dũng -Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương: Để hoàn thành được mục tiêu này không phải là điều dễ dàng bởi nhiều mặt hàng xuất khẩu nhất là nhóm nông, lâm, thủy, hải sản, đã đạt ngưỡng về lượng xuất khẩu. Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này cần phải dựa vào việc nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm. Để làm được điều này cần hình thành ngay các “chợ” nguyên, phụ liệu có quy mô lớn, từ đó chủ động nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất,hình thành các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên, phụ liệu cho sản xuất. Theo ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt mayđặt ra là đạt kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỉ USD- tăng 2 tỉ USD so với năm 2007 (tăng cao nhất trong cơ cầu mặt hàng xuất khẩu). Để thực hiện mục tiêu này, ngành dệt may cần sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành. Trong đó, đề nghị Chính phủ sớm thực hiện mở rộng thị trường để hàng dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi thâm nhập vào một số quốc gia. Ngoài ra Bộ Công Thương cần tập trung đầu tư vào một số dự án lớn để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam. Để tháo gỡ cho lĩnh vực XK dệt may, ông Ân đưa ra đề nghị: "Hàng dệt may Việt Nam đã ra thế giới, nên các nhà thiết kế của trong nước không thể cứ ngồi học trong nước mà tạo mẫu cho hàng dệt may XK như hiện nay. Đề nghị phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, kể cả đào tạo thiết kế mẫu tại những trung tâm thời trang của thế giới để nâng cao chất lượng và giá trị hàng dệt may VN".
Với mặt hàng cà phê để đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD trong năm 2008,trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng cà phê và sản xuất các mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao; mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê. Để làm được điều này cần nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bị chế biên, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. Trong năm 2008, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu xuất khẩu mặt hàng giầy dép đạt kim ngạch 4,5 tỷ USD tăng 15,4% so với năm 2007. Để đạt mục tiêu này, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ bãi bỏ thuế nhập khẩu da nguyên liệu. NGoài ra cần tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Tại hội nghị bàn kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên hiện Bộ Công Thương để ra 4 phương hướng chính bao gồm: Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu..., tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng đóng góp quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch và giải quyết nhiều việc làm... Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội XK gạo - cho biết: Để đảm bảo lượng gạo xuất khẩu thì nhu cầu vốn là rất lớn, đây là một khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo. Để giải toả vấn đề này, Bộ Công Thương đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch cung ứng đủ vốn cho các DN mua trữ gạo, nhằm mục tiêu chủ động được nguồn hàng XK, vừa thu mua được lúa với giá có lợi cho bà con nông dân mà không bị thương nhân nước ngoài ép giá. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng: Để đạt được con số tăng trưởng 22% và giảm được sự chênh lệch giữa XK và NK, một trong số 8 biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh XK trong năm 2008, phải xây dựng những thị trường mới, nhóm hàng mới và khai thác triệt để nhóm hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn xác định trong năm 2008, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn sẽ là thị trường châu á, châu Âu ( chủ yếu là EU), Bắc Mỹvà châu Đại Dương. Ngoài ra sẽ tiếp tục khai thác, mở rộng thâm nhập một số thị trường mớinhư Nga, Trung Đông, châu Phí, Mỹ La tinh.
Theo các chuyên gia kinh tế: để thúc đẩy xuất khẩu, trong thơì gian tới Bộ Công Thương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao. Từ đó thúc đẩy hợp tác đầu tư và bán buôn giữa Việt Nam và các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tập trung hoạt động xúc tiến thương mại vào các thị trường trọng điểmcó kim ngạch xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nướckhông bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuấtđang gặp khó khăn về nhân lực như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, nhựa, cơ khí... Chú trọng phát triển các mặt hàng mới có điều kiện sản xuất không phụ thuộc vào sự biến động thị trường. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu như: thành lập Quỹ bào hiểm xuất khẩu, điều tiết tỷ giá hối đoái,lạm phát; Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khâủ.
Hanoinet
|