TPC: Bài giới thiệu niêm yết mới
Ngày 20/11/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cấp Quyết định Niêm yết số 149/QĐ- SGDCK cho phép Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp HCM. Theo dự kiến ngày 28/11/2007, cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng sẽ chính thức giao dịch và trở thành cổ phiếu thứ 126 niêm yết trên SGDCK Tp HCM với mã chứng khoán là TPC. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin, Sở Giao dịch Chứng khoán xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng trong thời gian qua.
I. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng được thành lập từ năm 1984, khởi đầu là một cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ chỉ với 05 công nhân, chuyên sản xuất bao bì PP tái sinh cung cấp cho các nhà máy hóa chất, phân bón tại thị trường TPHCM và khu vực lân cận. Năm 2001, Công ty TNHH Tân Đại Hưng chuyển thành Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng, vốn điều lệ 20.000.000.000 VND. Tháng 5/2007, Công ty tăng vốn lên 104.000.000.000 VND với mục đích tiếp tục đầu tư thêm máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm cung ứng cho thị trường Mỹ, Canada đang có những đơn đặt hàng lớn về bao bì PP, vải địa chất, vải phủ nông nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
• Sản xuất, mua bán bao bì nhựa PP, PE, PET (trừ tái chế phế thải).
• Sản xuất, chế biến sản phẩm cao su (không hoạt động tại trụ sở).
• Mua bán sản phẩm nhựa, nguyên liệu nhựa, bột màu, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành công nông lâm ngư nghiệp.
Về cơ cấu vốn cổ đông: Cổ đông trong nước chiếm 80,96%, cổ đông nước ngoài chiếm 19,04%.
Hiện tại, Công ty CP Nhựa Tân Đại Hưng đang nắm quyền kiểm soát và cổ phần chi phối đối với Công ty TNHH TĐH.
II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005 đến Quý III/2007.
Đơn vị tính: triệu VND
Chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
% tăng giảm |
9 tháng năm 2007 |
Tổng giá trị tài sản |
128.350 |
195.273 |
52,14% |
381.083 |
Doanh thu thuần |
175.132 |
220.287 |
25,78% |
211.386 |
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh |
10.576 |
3.251 |
-69,26% |
8.649 |
Lợi nhuận khác |
538 |
1.372 |
155,03% |
658 |
Lợi nhuận trước thuế |
11.114 |
4.623 |
-58,41% |
9.307 |
Lợi nhuận sau thuế |
10.075 |
4.130 |
-59,00% |
9.139 |
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức |
74,44% |
- |
- |
- |
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2006 đã kiểm toán và Báo cáo tài chính quý III/2007
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006
Di dời nhà máy: Công ty hoàn tất việc di dời nhà máy từ TPHCM về Cụm Công nghiệp Nhựa Đức Hòa, Long An (đồng thời nâng cấp các thiết bị cũ và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới để sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Canada). Vì vậy, công ty phải chịu thêm một khoản chi phi tương đối lớn phát sinh do di dời và đại tu máy móc thiết bị (trên 08 tỷ đồng).
Biến động về giá nguyên vật liệu nhựa: Năm 2006, giá nguyên vật liệu nhựa tăng trung bình 20 – 30% so với năm 2005 và thường xuyên biến động. Sự tăng giá với tốc độ cao đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, hệ quả cụ thể như: làm tăng các chi phí tài chính (do tăng tổng nợ vay và lãi ngân hàng), làm giảm lợi nhuận của những đơn hàng đã ký dài hạn từ năm 2005.
III. Vị thế của Công ty trong ngành
Tính đến tháng 01/2007, trong khoảng trên 100 doanh nghiệp sản xuất bao dệt PP tại Việt Nam, Tân Đại Hưng là một trong những công ty được đánh giá cao về uy tín, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh 80% doanh nghiệp trong ngành nhựa còn tồn tại ở dạng vừa và nhỏ, Tân Đại Hưng là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và có quy mô đầu tư lớn trong ngành. Vì vậy, Công ty luôn đáp ứng được những đơn đặt hàng đòi hỏi về số lượng lớn, chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp.
Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, Tân Đại Hưng luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì dệt. Công ty liên tục được Hiệp hội Nhựa TPHCM xếp hạng “Top 10” của các “Doanh nghiệp nhựa có quy mô lớn và hiệu quả” trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, Công ty được Bộ Thương mại xếp hạng là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" trong 03 năm 2004, 2005 và 2006.
Tân Đại Hưng còn là một trong những doanh nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất xuất khẩu. Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ với cấu trúc và trách nhiệm rõ ràng, đội ngũ cán bộ nhân viên và công nhân có nghiệp vụ, tay nghề vững.
IV. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức trong giai đoạn 2007 – 2009.
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu |
Năm 2007 |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Kế hoạch |
% tăng giảm |
Kế hoạch |
% tăng giảm |
Kế hoạch |
% tăng giảm |
Sản lượng sản xuất |
7.129 |
- |
8.005 |
12,29% |
8.736 |
9,13% |
Doanh thu thuần từ sản xuất |
225.060 |
2,17% |
252.189 |
12,05% |
285.605 |
13,25% |
Lợi nhuận trước thuế từ sản xuất |
12.506 |
170,52% |
14.018 |
12,09% |
16.660 |
18,85% |
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh khác (*) |
14.900 |
- |
20.000 |
34,23% |
24.000 |
20,00% |
Tổng lợi nhuận trước thuế |
27.406 |
492,82% |
34.018 |
24,13% |
40.66 |
19,52% |
Tổng lợi nhuận sau thuế |
26.000 |
529,54% |
33.000 |
26,92% |
35.578 |
7,81% |
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (%) |
11,55% |
516,19% |
13,08% |
13,27% |
12,46% |
- |
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ (%) |
25,00% |
172,40% |
15,87% |
- |
13,68% |
- |
Cổ tức/Vốn điều lệ (%) |
20% |
- |
- |
- |
- |
- |
Nguồn: Tân Đại Hưng
(*) Hoạt động kinh doanh khác bao gồm:
- Kinh doanh nguyên liệu nhựa;
- Đầu tư bất động sản;
- Liên doanh thành lập nhà máy sản xuất nhựa tái sinh;
- Đầu tư tài chính.
• Vốn điều lệ dự kiến :
- Năm 2008: 208 tỷ đồng. (tăng 104 tỷ đồng từ nguồn vốn thặng dư.)
- Năm 2009: 260 tỷ đồng. (tăng 52 tỷ đồng từ nguồn vốn thặng dư.)
- Năm 2010: 330 tỷ đồng.(tăng 70 tỷ đồng từ nguồn vốn thặng dư).
V. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Rủi ro về kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành bao bì nhựa. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2006 là 8,2%; mục tiêu tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2006 – 2010 là 7,5 – 8%/năm, mức tăng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam trung bình là 10%/ năm. Sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế sẽ tác động tích cực đến sức tiêu dùng của người dân đối với các sản phẩm của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, nền kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan biến động khó lường như: giá dầu, giá vàng, giá nguyên vật liệu, năng lượng... Những nhân tố trên có khả năng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn hoặc giảm mức tăng trưởng và tất yếu kéo theo những tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Rủi ro về tăng trưởng kinh tế có thể được hạn chế bằng những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp do các cơ quan chức năng xây dựng và triển khai thực hiện.
2. Rủi ro về luật pháp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các Luật khác liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển của ngành. Những điều chỉnh của luật và văn bản dưới luật trong giai đoạn hoàn thiện khung pháp lý sẽ tạo ra những tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Rủi ro đặc thù
Công ty hoạt động trong ngành nhựa nên nguyên liệu nhựa đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm nhựa. Vì vậy, các yếu tố như nguồn nguyên liệu nhựa, tỷ giá, sự ổn định của nền kinh tế các nước xuất khẩu nhựa nguyên liệu... có tác động đáng kể đến hoạt động của ngành nhựa nói chung và của Công ty nói riêng. Để hạn chế rủi ro này, Công ty đã xây dựng và áp dụng chính sách dự trữ nguyên liệu nhựa ngắn hạn phù hợp với nhu cầu và tiến độ sản xuất.
HoSE
|