Trình độ nhà đầu tư cá nhân đến đâu?
TTCKVN tuy có những thăng trầm trong từng giai đoạn khác nhau, tuy nhiên xu hướng chung là ngày càng sôi động, quy mô giao dịch tăng dần, lượng NĐT tham gia tăng dần. Tuy nhiên, trình độ của nhóm NĐT cá nhân VN đến đâu?
Nếu xét về nghề nghiệp hay tầng lớp chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong việc xuất thân của NĐT cá nhân VN. Từ dân tài chính, nhân viên văn phòng làm ở các Cty có điều kiện sớm tiếp xúc với TTCK, thì hiện nay, sự xuất hiện của anh nông dân, bà bán nước... không còn là câu chuyện tiếu lâm, mà là những câu chuyện có thật trên các sàn giao dịch.
Việc tham gia "đầu tư CK" của họ đơn giản chỉ là mua thấp bán cao thu lời như buôn mớ rau, con cá. Tuy nhiên cũng không loại trừ những NĐT làm ở các cơ quan tài chính nhà nước, các CTCK, các định chế tài chính quốc tế... nhưng vẫn có những hoạt động cho riêng mình.
Giai đoạn 2000-2005: Thời của "dân" tài chính
Có thể tạm gọi là giai đoạn thành lập, thị trường giao dịch rất kém sôi động, lượng NĐT tham gia ít. Những NĐT tham gia vào thời điểm đó đa phần là những người có kiến thức về tài chính. Số tài khoản cá nhân được mở đến giai đoạn này chỉ khoảng hơn 20.000. Đến thời điểm hiện tại, đa số họ đã thành công và thường giữ những vị trí cao ở các CTCK hay các tổ chức tài chính, các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng đến TTCK.
Dưới đây là đánh giá về đối tượng này theo các tiêu chí đề cập trên. Do có kinh nghiệm, kiến thức và quan hệ, họ cũng ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kiểu như giao dịch của NĐTNN, các báo cáo của các tổ chức... Có chăng đó chỉ là hành động "té nước theo mưa" của đối tượng này. Một số trong nhóm đối tượng này chính là những người có đủ tầm tác động vào thị trường. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm trên lượng vốn đầu tư của đối tượng này không nhiều.
STT |
Tiêu chí đánh giá |
Điểm |
1 |
Kiến thức tài chính |
4 |
2 |
Các mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính |
5 |
3 |
Hiểu biết về TTCK Việt Nam |
5 |
4 |
Hiểu biết về TTCK thế giới |
3 |
5 |
Tiềm lực tài chính cá nhân |
2 |
6 |
Mức độ ảnh hưởng |
4 |
7 |
Mức độ bị ảnh hưởng |
4 |
Tổng |
27 |
Cuối 2005 đến nay: Trẻ và "lướt sóng" nhiều hơn
Có thể tạm gọi là giai đoạn khởi động của TTCK VN, thị trường giao dịch sôi động hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Số lượng NĐT tham gia đông hơn. Các Cty có CP niêm yết tăng lên về số lượng, quy mô, ngành nghề. Chính sự sôi động trong giai đoạn này đã thu hút số lượng NĐT cá nhân tham gia đa dạng hơn.
Xét kỹ hơn về những đối tượng tham gia vào giai đoạn này có thể thấy đối với những người học tài chính, hay liên quan đến tài chính, có hiểu biết về tài chính độ tuổi trẻ hơn, kinh nghiệm ít hơn và tham gia đúng vào thời điểm thị trường tăng mạnh, nên ít có thời gian trau dồi kiến thức, do thành công có phần nào đó may mắn nên có tâm lý chủ quan tự mãn, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến thành công của họ.
Giai đoạn trầm lắng vừa qua làm cho họ trưởng thành nên nhiều. Tuy nhiên, do trẻ tuổi và kinh nghiệm ít nên các giao dịch mua bán của họ có tính "cờ bạc" hơn . Xu hướng chung là thích "lướt sóng", mức độ "lướt sóng" tăng lên theo sự tự tin.
Những thành phần NĐT còn lại trong giai đoạn này, do quan niệm "đầu tư CP" như đã nói ở trên, đa số họ chọn lựa mua bán CP theo cảm tính và cảm hứng, hay "ai bảo gì mua nấy".
Xét về tiềm lực tài chính thì đây không phải là đối tượng mạnh, nhưng lại có sự đông đảo về số lượng, có khoảng hơn 300.000 tài khoản được mở trong giai đoạn này. Nói chung lại, những NĐT tham gia giai đoạn sau có xu hướng mua bán ngắn hạn nhiều hơn, có thể nói đa số họ mua bán ngắn hạn. Họ dễ bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn...
Tuy tiềm lực tài chính của từng cá nhân không lớn, nhưng do đông đảo và chăm chỉ mua bán, nên sự biến động hàng ngày của TTCK có sự đóng góp lớn của họ. Đối tượng này cũng là lực đẩy chính cho những CP có hiện tượng "tăng phi mã".
Để đánh giá mặt bằng chung, chúng tôi tính bình quân gia quyền. Không có con số chính thức, giả sử số NĐT giai đoạn 2000-2005 lấy tương đối là 20.000, NĐT giai đoạn sau lấy ở con số 250.000, thì bình quân trình độ NĐT cá nhân VN chỉ đạt khoảng 11,2 điểm so với mức trung bình khoảng 17,5.
Tuy rằng những tiêu chí đánh giá chưa được chính xác và sự cho điểm phần nào có sự cảm tính, nhưng hy vọng giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn về trình độ NĐT cá nhân VN.Đây có thể giải thích cho sự biến động bất thường của TTCK VN xét chung cả VN-Index hay của một số CP riêng biệt.
STT |
Tiêu chí đánh giá |
Điểm |
1 |
Kiến thức tài chính |
2 |
2 |
Các mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính |
1 |
3 |
Hiểu biết về TTCK Việt Nam |
2 |
4 |
Hiểu biết về TTCK thế giới |
1 |
5 |
Tiềm lực tài chính cá nhân |
1 |
6 |
Mức độ ảnh hưởng |
1 |
7 |
Mức độ bị ảnh hưởng |
1 |
Tổng |
10 |
LĐ
|