Thứ Sáu, 05/10/2007 09:17

Thị trường cần nhiều phiên điều chỉnh hơn nữa

Sự chuyển động của chỉ số VN-Index trong thời gian qua, theo đánh giá của giới chuyên môn, là nhanh và quá nóng.

Dù giá trị giao dịch tại sàn HoSE và HaSTC đã tăng lên rất nhanh trong những phiên gần đây nhưng việc tăng giá quá nóng với thời gian ngắn là một tín hiệu không tốt cho quá trình lên giá.

Một xu hướng nào mới được thiết lập đều có sự chuyển động logic theo một quy luật. Nếu tăng quá nhanh thì sẽ không vững chắc, dễ dẫn đến đổi chiều xu thế.

Tăng nhanh sẽ dẫn đến hiện tượng “dồn cung”

Chỉ hơn 10 phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã vượt hơn 100 điểm, một mức lên giá khá kỷ lục, chỉ có thể so với thời điểm đầu tiên khi thị trường chứng khoán mới mở ra.

Việc lên giá quá nhanh trong thời gian ngắn đã làm cho hầu hết lượng cổ phiếu (CP) tồn đọng tại các ngưỡng 900 điểm, 1.000 điểm... trước đây (những phiên điều chỉnh) đều không kịp giải tỏa.

Mặc dù có 2 phiên (ngày 1, 2-10) giá trị khớp lệnh đã đạt tới mức gần 2.000 tỉ đồng tại HoSE nhưng vẫn là quá ít so với số lượng CP tồn đọng ở các mức ngưỡng này, chưa kể lượng CP được bán lên khi các nhà đầu tư (NĐT) đã thu được lợi nhuận do mua trước đây.

Vì tâm lý đầu tư là một trong hai yếu tố tạo nên những biến động trên thị trường nên không thể đưa ra con số cụ thể khi tính các mức ngưỡng. Các mức kháng cự vẽ trên đồ thị (xem biểu đồ trên) thể hiện lượng CP dồn tụ quanh mức ngưỡng này, chỉ số có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Nhìn lại đợt lên giá hiện nay, ta thấy hầu như không có các phiên điều chỉnh. Sau khi chuyển động sang ngang được 5 - 6 phiên, thị trường đi lên gần như theo chiều thẳng đứng.

Ngay cả 2 phiên ngày 2 và 3-10 được gọi là những phiên điều chỉnh thì chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục tăng (15,09 và 7,12 điểm). Lượng CP được giải tỏa ở ngưỡng này mới chỉ ở mức bán lên của các NĐT mua ở giá dưới, còn lượng CP tồn đọng ở đây cũng chưa được giải tỏa.

Vì cung là hữu hạn, khi thị trường lên quá nhanh, lượng CP không giải tỏa được tất yếu sẽ bị đẩy lên ở mức cao hơn. Việc CP liên tục bị đẩy lên trên sẽ tạo một khối lượng cung rất lớn gọi là hiện tượng “dồn cung hoặc nén cung” để khi cầu không kịp tăng tương ứng, tiền vào thị trường không kịp, sẽ tạo sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu, dẫn đến hiện tượng trào cung. Thị trường xuống giá “không phanh”.

Để giải tỏa bớt lượng cung tồn đọng

Việc lên giá liên tục và nhanh trên một mức nào đó sẽ thỏa mãn được kỳ vọng về lợi nhuận của NĐT trên thị trường, nhưng luôn tiềm ẩn một rủi ro lớn về sự thay đổi giá các CP.

Thị trường có thể xoay chiều đổi hướng bất cứ lúc nào khi chạm vào các ngưỡng kháng cự. Vì theo quy luật cung - cầu, bất cứ ngưỡng kháng cự nào cũng có thể chuyển thành ngưỡng hỗ trợ trong quá trình lên giá. Chỉ cần sự chênh lệch không nhiều cộng thêm yếu tố về tâm lý, thông tin nữa thì thị trường có thể đổi chiều xu thế.

CP STB được coi là CP mang tính thị trường nhiều nhất, cũng là CP lên giá đầu tiên tạo phản ứng dây chuyền cho nhiều CP nhập cuộc. Nhưng ngay thời điểm thị trường lên nóng nhất thì CP STB bắt đầu dừng lại, bởi STB đã gặp mức kháng cự của mình.

Vì vậy, mà hầu hết những CP (trừ những CP bị làm giá) sau quá trình tăng mạnh đều báo hiệu sự dừng lại hoặc sẽ xuống giá.

Để thị trường xác lập được một xu thế lên giá vững chắc, cần phải có những phiên điều chỉnh sâu và nhiều hơn để giải tỏa bớt lượng cung đang tồn đọng hiện nay. Thêm nữa, thị trường cần phải được bổ sung một lượng cầu mới để tương ứng với lượng cung tại các mức ngưỡng mới.

Đợt lên giá trước đây nếu không có sự đổ vốn của các tổ chức đầu tư nước ngoài mới vào và đổ tiền của các NĐT cá nhân sau tết thì thị trường không thể đạt được mức gần 1.200 điểm như thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007.

NLĐ

Các tin tức khác

>   HMC: Nghị quyết HĐQT (05/10/2007)

>   MCV: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan (05/10/2007)

>   MCV: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan (05/10/2007)

>   Số lượng nhà đầu tư nộp tiền vào tải khoản tăng mạnh (05/10/2007)

>   Cho vay cầm cố chứng khoán ở các NHTM Nhà nước: "Room" 3% sắp hết (05/10/2007)

>   Những nhận định lạc quan về thị trường chứng khoán (05/10/2007)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Thuỷ hải sản Minh Phú (04/10/2007)

>   PHUGIASC chính thức là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (05/10/2007)

>   PJT: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan (04/10/2007)

>   BBC: Thông tin hợp tác chiến lược với Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc (04/10/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật