Cổ phiếu gạch men không hấp dẫn
Tại sàn Tp.HCM, có 3 công ty gạch men niêm yết là Vitaly, Chang Yih và Thanh Thanh.
Giá giao dịch cổ phiếu của 3 công ty này luôn ở “chiếu dưới”, thấp nhất là cổ phiếu của Chang Yih, chỉ có 19.800 đồng/cổ phiếu (phiên 4/10). Do đâu mà các nhà đầu tư ít quan tâm đến cổ phiếu gạch men?
Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, ngành sản xuất gạch ốp lát được hình thành từ những năm 1986 với số lượng khoảng 3 nhà máy, công suất chỉ khoảng vài triệu m2/năm. Sau gần 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay trong cả nước đã có khoảng 53 nhà máy sản xuất gạch ốp lát với công suất xấp xỉ khoảng 170 triệu m2/năm.
Tuy nhiên, trong số này, hiện tại chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng cao. 10 đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất gạch ốp lát có thể kể đến như Viglacera, Prime Group, Đồng Tâm, Bạch Mã, Vitaly, Thạch Bàn... chiếm trên 100 triệu m2. Phần còn lại là thuộc về các công ty có đầu tư phân tán, nhỏ lẻ thuộc các bộ, ngành và địa phương.
Trong những năm gần đây, đã có những gia tăng đáng kể về số lượng các nhà máy sản xuất gốm sứ xây dựng dẫn đến việc đầu tư dàn trải dây chuyền công nghệ trong khi các doanh nghiệp chỉ dám sản xuất 70% công suất. Sản lượng của ngành sản xuất gạch ceramic và granite là cung đã vượt quá cầu.
Hiện tại, tổng năng lực sản xuất của cả ngành là khoảng 170 triệu m2/năm, trong khi tổng nhu cầu thực của ngành trong năm là khoảng 120 triệu m2 và hiện tại sản lượng tồn kho của cả nước đã xấp xỉ 70 triệu m2, đã có nhiều nhà máy đã phải dừng sản xuất.
Giá bán hầu hết các sản phẩm gạch ốp lát và sứ vệ sinh đều giảm 20-30% so với năm 2006. Lượng xuất xưởng rất thấp so với sản phẩm sản xuất ra. Trong năm vừa qua, giá nhiên liệu như gas, dầu, xăng được điều chỉnh tăng liên tục, đây là yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình lợi nhuận của các công ty.
Theo nhận định của Công ty Vitaly, vấn đề lớn nhất hiện nay của ngành gốm sứ vật liệu xây dựng là tình trạng cung vượt quá cầu ở trong nước trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vừa chịu sức ép cạnh tranh từ nguồn hàng nhập khẩu vừa chịu sức ép trong việc tìm đầu ra cho xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, đã có những gia tăng đáng kể về số lượng các nhà máy sản xuất gốm sứ xây dựng dẫn đến việc đầu tư dàn trải dây chuyền công nghệ trong khi các doanh nghiệp chỉ dám sản xuất 70% công suất.
Sản lượng của ngành sản xuất gạch ceramic và granite là cung đã vượt quá cầu. Hiện tại, tổng năng lực sản xuất của cả ngành là khoảng 170 triệu m2/năm trong khi đó tổng nhu cầu thực của ngành trong năm là khoảng 120 triệu m2 và hiện tại sản lượng tồn kho của cả nước đã xấp xỉ 70 triệu m2, đã có nhiều nhà máy đã phải dừng sản xuất.
Hiện năng lực sản xuất đã vượt xa nhu cầu tiêu thụ trong nước nên các dây chuyền thiết bị mặc dù được trang bị rất hiện đại theo công nghệ Italia, Mỹ, Tây Ban Nha... nhưng không dám vận hành hết công suất khiến sản phẩm phải "gánh" mức giá cao.
Hơn nữa, mức đầu tư cho các cơ sở sản xuất gạch men ở Việt Nam thường cao hơn 15% đến 40% so với mức trung bình trên thế giới bởi hầu hết nguồn vốn đều phải vay với lãi suất cao. Quá trình đầu tư, chi phí sản xuất cộng với giá thành vận tải cao đã nâng giá thành sản phẩm lên. Chính yếu tố giá thành sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh của gạch men nói riêng và ngành vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung ngay trên thị trường trong nước và cả khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
Nhu cầu trong nước không theo kịp năng lực sản xuất đã khiến nhiều nhà sản xuất gốm sứ xây dựng tìm đường xuất khẩu. Hiện nay, những thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, Anh, Đức, Canada, vật liệu xây dựng của Việt Nam mới tiêu thụ một khối lượng nhỏ.
Thực tế là số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu vật liệu xây dựng hiện nay chưa nhiều. Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu phần lớn là do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc các doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động xuất khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn khi cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc mỗi năm sản xuất 2 tỷ m2 gạch ốp lát và giá thành trung bình của các sản phẩm này chỉ bằng 50-70% giá thành các sản phẩm Việt Nam.
TBKTVN
|