Thứ Năm, 20/09/2007 17:12

Chứng chỉ quỹ thời biến động

Trong lúc thị trường chứng khoán biến động khó lường hiện nay thì chứng chỉ quỹ trở thành một trong số kênh đầu tư an toàn hàng đầu, đặc biệt với những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cuối tuần trước, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội (HFM) đã công bố thành lập quỹ đầu tư thứ hai của mình, mang tên Vietnam Tiger Fund. Nhìn từ góc độ nhà tổ chức quỹ, tổng giám đốc HFM, ông Phan Anh cho rằng cho ra đời quỹ đầu tư lúc này là để tận dụng những “cơ hội vàng” của thị trường.

Thời rối loạn thông tin

Nhận định của ông Phan Anh hoàn toàn có lý, bởi triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu lạc quan đang là tiền đề tốt để các quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả. Và tất nhiên kéo theo là những nhà đầu tư vào chứng chỉ sẽ được hưởng lợi. Hơn thế nữa, họ có được sự yên tâm hơn cả sau những biến động và rối loạn thông tin đang diễn ra trên thị trường chứng khoán nói chung.

Ông Trần Thanh Tân, tổng giám đốc Công ty LD Quản lý quỹ chứng khoán đầu tư VF1, chia sẻ: “Có một cách thay thế để khắc phục các bất lợi của nhà đầu tư cá nhân là việc đa dạng hoá danh mục đầu tư và năng lực đầu tư chuyên nghiệp thông qua các quỹ đầu tư”.

Cụ thể, theo ông Huỳnh Thanh Phong, chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam, quỹ đầu tư sẽ huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sau đó sẽ lấy số tiền đó thực hiện các dự án đầu tư với nhiều ngành nghề, khu vực, công ty khác nhau… Bằng lợi thế về quy mô, tính chuyên nghiệp, quỹ sẽ thu được hiệu quả cao hơn, an toàn hơn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia trong ngành cho rằng thị giá của các chứng chỉ quỹ sau chuỗi dài biến động đi xuống, hiện đang nằm ở mức rất thấp. Giá trị tài sản ròng tuần qua trên đơn vị chứng chỉ quỹ BF1 là 12.929 đồng, VF1 là 35.609 đồng. Trong khi đó, thị giá giao dịch tương ứng của các chứng chỉ này chỉ xoay quanh mức 11.000 đồng và dưới 30.000 đồng, thấp hơn từ trên 18 - 19% so với giá trị tài sản ròng.

Nhắm đến đầu tư dài hạn

Hiện nay, trên thị trường chứng khoán TP.HCM có 3 chứng chỉ quỹ đầu tư đang được chào bán và niêm yết, đó là: MAFPF1 (Công ty Quản lý quỹ Manulife VN), VF1 (Công ty LD Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VN VF1) và BF1 (Công ty Quản lý quỹ đầu tư Prudential VN).

Trong đó, chứng chỉ quỹ VF1 có vốn điều lệ cao nhất là 1.000 tỉ đồng, tiếp đến là BF1 500 tỉ đồng. Riêng MAFPF1, dù chưa lên thị trường niêm yết và đợt chào bán lần này chỉ có 25 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương 250 tỉ đồng, nhưng tài sản, theo bản cáo bạch, Công ty Quản lý quỹ Manulife Việt Nam quản lý là trên 3.000 tỉ đồng, bao gồm trái phiếu và cổ phiếu thông qua thoả thuận quản lý đầu tư với Công ty Manulife Việt Nam.

Anh Trần Minh Lân, nhà đầu tư tại sàn BVSC tại TP.HCM cho biết: “Nhìn bản cáo bạch của MAFPF1, có thể nói chứng chỉ quỹ này thật sự có tiềm năng, trong khi giá hiện tại chỉ 10.300 đồng (mệnh giá 10.000 đồng)”. Anh Lân chỉ băn khoăn rằng chứng chỉ quỹ này sang năm 2008 mới lên sàn, nên đầu tư vào nó lúc này sẽ bị chôn vốn khá lâu. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm lâu nay, anh cho rằng chứng chỉ quỹ không tăng giá mạnh. Cụ thể trong nhiều tuần qua, VF1 và BF1 chỉ dao động lên xuống từ 100 – 500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Có lẽ cũng cùng cách lập luận như anh Lân mà đa số nhà đầu tư hiện nay hầu như vẫn rất thận trọng khi đưa ra quyết định để đầu tư chứng chỉ quỹ. Những nhà đầu tư này thường là đầu tư ngắn hạn, nên chẳng mong “lướt sóng” làm gì ở các chứng khoán lên xuống giá với biên độ rất nhỏ. Còn những nhà đầu tư dài hạn vẫn ôm vào và chờ đợi.

Lợi thế khác nhau

Mỗi chứng chỉ quỹ cũng có những ưu nhược điểm khác nhau tuỳ theo chính sách kinh doanh của các công ty quản lý quỹ. Ví dụ như BF1, vì công ty này chỉ đầu tư 50% vào trái phiếu nên thị trường dù có đi lên hay xuống mức nào thì sự tăng giảm giá của nó cũng không cao, hoặc diễn biến rất chậm so với biến động chung.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, hiện nay VF1 vẫn đáng quan tâm hơn là BF1. Bởi vốn điều lệ VF1 cao hơn, có mức thay đổi giá lớn hơn. Thực tế các nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm nhiều hơn đến VF1 và hầu hết các phiên giao dịch, tỷ lệ khớp lệnh của VF1 thường cao hơn BF1. Trong khi đó, BF1 dường như giậm chân tại chỗ đến nỗi một số nhà đầu tư thắc mắc liệu công ty này có dìm giá.

Còn với MAFPF1, quỹ mới chào bán chứng chỉ quỹ ra thị trường với số lượng cũng như vốn không nhiều, nên cũng chưa tạo được quan tâm đáng kể. Bà Trịnh Thị Bích Ngọc, chủ tịch hội đồng quản trị MAFPF1, cho biết, quỹ vẫn kiên trì lợi thế của loại chứng khoán này. Nghĩa là, “hoạt động của MAFPF1 chủ yếu sẽ hướng đến sự đầu tư đa dạng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cũng như hạn chế tác động từ biến động của thị trường”.

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2007 của SMC (20/09/2007)

>   VGP Báo cáo tài chính tóm tắt QII/2007 (20/09/2007)

>   LBM: Giao dịch quyền mua cổ phiếu của cổ đông nội bộ (20/09/2007)

>   “Đại gia” PVS chính thức chào sàn Hà Nội (20/09/2007)

>   Thông tin xử phạt Đại diện giao dịch (20/09/2007)

>   Đầu tư 577 sắp chào sàn (20/09/2007)

>   “Ôm” Cổ phiếu ngành thuỷ sản: Thời điểm Vàng (20/09/2007)

>   Sông Đà 5 tăng vốn điều lệ (20/09/2007)

>   Công nghệ hỗ trợ chứng khoán: Chuyện cũ vẫn mới (20/09/2007)

>   Vn-Index bứt phá, nhà đầu tư hồ hởi trở lại sàn (20/09/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật