Thứ Bảy, 28/07/2007 08:07

Pháp kêu gọi gia hạn hạn ngạch đối với hàng dệt may TQ

Pháp dường như có vẻ đơn độc khi kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) gia hạn hạn ngạch nhập khẩu quần áo và vải vóc của Trung Quốc, do Brúcxen đang cố gắng tránh tái diễn cuộc "Chiến tranh áo chẽn" xảy ra hồi năm 2005.

Pháp, Italia và các quốc gia sản xuất hàng dệt may khác của EU đang lo ngại về khả năng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc sẽ tăng vọt sau ngày 31/12 tới, khi mà quy định hạn ngạch hiện nay sẽ hết hiệu lực. Do đó các nước này đã kêu gọi Brúcxen cố gắng thương thuyết với Trung Quốc nhằm gia hạn hạn ngạch thêm một năm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Bồ Đào Nha Manuel Pinho, người đang giữ chức chủ tịch EU cho hay cuộc họp của các Bộ trưởng Thương mại EU diễn ra hôm 22/7 tại Brúcxen vừa qua đã thảo luận các phương thức chủ yếu nhằm giám sát hoạt động nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc từ ngày 1/1/08. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Pinho nói: "Cuộc họp này là nhằm thảo luận về cơ chế đảm bảo một sự chuyển đổi suôn sẻ, hơn là về gia hạn hạn ngạch".

Uỷ ban châu Âu (EC) muốn tránh sự tái diễn tình trạng xảy ra năm 2005, khi mà hệ thống hạn ngạch trước đây hết hiệu lực và xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang EU tăng vọt. Uỷ viên Thương mại EU Peter Mandelson cho biết, ông muốn áp dụng hệ thống giám sát kép các giấy phép nhập khẩu tại EU và các giấy phép xuất khẩu tại Trung Quốc, hơn là đưa ra các hạn ngạch mới, cái mà Trung Quốc có thể sẽ phản đối, bởi đây là cách tốt nhất để nhận thấy bất cứ sự tăng vọt nào trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Pháp thừa nhận rằng nước này sẽ gặp khó khăn trong việc giành được đủ sự ủng hộ của các nước thành viên EU khác đối với việc áp dụng quy định hạn ngạch mới, khi mà rất nhiều nước phản đối các biện pháp nhằm bảo hộ các ngành kinh tế của châu Âu và cho rằng các nhà sản xuất hàng dệt may EU đã có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự cạnh tranh đầy đủ từ phía Trung Quốc. Về phần mình, Italia -nước trước đây cũng đã kêu gọi gia hạn hạn ngạch đối với hàng hoá Trung Quốc- thừa nhận rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác. Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Thương mại Italia Emma Boning nói: "Italia ủng hộ cơ chế giám sát kép, bởi khả năng bất thành của một thoả thuận về hạn ngạch".

Ông Mandelson cho hay, hầu hết các nước EU ủng hộ ý kiến của ông nhằm đảm bảo "một sự chuyển đổi suôn sẻ và có thứ tự" sau ngày 1/1/08. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo Trung Quốc rằng việc họ phản đối hệ thống giám sát có thể làm dấy lên làn sóng tại châu Âu đòi áp dụng các biện pháp hạn chế trong tương lai đối với hàng hoá Trung Quốc.

Theo Reuters

Các tin tức khác

>   China Eastern Airlines đặt mua 10 chiếc Airbus A320 (28/07/2007)

>   Mỹ tạm thời bỏ danh sách các công ty hoạt động ở các nước "khủng bố" (28/07/2007)

>   Chỉ số đầu tư của Nga gần bằng Trung Quốc (28/07/2007)

>   Giới đầu tư tháo chạy, chứng khoán châu Á tụt dốc (28/07/2007)

>   Canađa, Mỹ và Mêhicô ký thỏa thuận khoa học-công nghệ (27/07/2007)

>   Lợi nhuận của Boeing tăng ngoài dự kiến (27/07/2007)

>   EU thúc giục TQ tăng cường kiểm soát thực phẩm (27/07/2007)

>   Lợi nhuận của Toshiba tăng 5 lần (27/07/2007)

>   Chứng khoán Trung Quốc lập kỷ lục mới (27/07/2007)

>   Trung Quốc được nâng mức đánh giá tín nhiệm lên A1 (27/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật