Thứ Tư, 04/07/2007 22:12

Phá sản kế hoạch phát triển ngành ôtô?

Sau sự kiện Daihatsu tuyên bố ngưng hoạt động tại Việt Nam, trên các diễn đàn mạng về ôtô người ta đang bàn tán về một số nhãn hiệu xe khác sẽ theo bước Daihatsu.

Nhiều bài báo đã đặt câu hỏi và dự đoán cho một tương lai gần chẳng có gì rõ ràng của ngành ôtô.

Mặc dù đây là ngành mà Nhà nước ta đã tốn nhiều tâm sức, thậm chí hy sinh nhiều lợi ích của người dân với một chính sách bảo hộ có lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư với kỳ vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ theo cam kết tỷ lệ nội địa hoá. Mà cam kết thì như ta đã thấy, không có gì ràng buộc và tuỳ thuộc vào "hảo tâm" của các nhà đầu tư.

Nên sau hàng thập kỷ kỳ vọng, ngành công nghiệp chế tạo ôtô vẫn là con số không như bước khởi đầu.

Trông người

Có hai mô hình phát triển ngành ôtô mà nhiều người nhắc tới, đó là mô hình về sự bảo hộ tối đa của Malaysia và mô hình mở cửa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Thái Lan.

Ở mô hình bảo hộ của Malaysia thì tuy không đạt được những bước phát triển lớn như Hàn Quốc, nhưng trong lĩnh vực xe bình dân giá cực rẻ thì họ đã có được nhãn hiệu Proton đủ thoả mãn nhu cầu trong nước.

Nhập dây chuyền sản xuất chìa khoá trao tay của Mitsubishi, Malaysia làm ra chiếc Proton và bán trả góp với giá 3.000 đô la Mỹ cho toàn dân. Một sớm một chiều toàn dân Malaysia có ôtô đi và theo đó đường sá được đầu tư phát triển mạnh mẽ vì ôtô nhiều thì đầu tư dạng BOT (thu phí) cũng tăng lên.

Và quan trọng nhất là vấn đề giao thông đô thị được giải quyết một bước, đô thị được tái cấu trúc vì một bộ phận dân cư trung tâm chịu ra ở ngoại thành khi có ôtô.

Được bảo hộ mạnh mẽ, xe nhập khẩu bị đánh thuế gấp 2-3 lần trong khi Proton thì được ưu đãi đặc biệt về thuế. Đến nay, khi gia nhập các tổ chức thương mại, sự bảo hộ này chấm dứt, Proton cũng lao đao một thời gian nhưng cũng đã đủ sức để tồn tại trong cơ chế cạnh tranh gắt gao hiện nay. Malaysia đủ khả năng thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe hơi.

Nhìn ở góc độ này thì nếu bảo Malaysia phá sản kế hoạch phát triển ôtô cũng đúng, mà bảo rằng chính nhờ sự bảo hộ này mà Malaysia thành công rực rỡ khi thay đổi trong một sớm một chiều hình ảnh đô thị của một quốc gia đang phát triển thì cũng không có gì sai.

VNE

Các tin tức khác

>   Hàn Quốc đề nghị mở thị trường chứng khoán tại Lào (04/07/2007)

>   Nhật Bản viện trợ 3,8 triệu USD cho 2 dự án của Mianma (03/07/2007)

>   EU tài trợ cho Campuchia 77 triệu euro (03/07/2007)

>   Châu Á: Nguy cơ khủng hoảng tài chính vẫn còn (02/07/2007)

>   Malaysia Airlines mua 10 máy bay phản lực của ATR với giá 183 triệu USD (02/07/2007)

>   Malaixia: Petronas đạt kỷ lục lợi nhuận trước thuế 73,6 tỷ ringit tài khóa 2007 (02/07/2007)

>   Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Philíppin ước tăng 10% năm 2007 (02/07/2007)

>   Indonesia thiết lập hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính (01/07/2007)

>   Lào sẽ thông qua gần 3.000 dự án đầu tư (01/07/2007)

>   Singapore thúc giục các nước ASEAN hội nhập tài chính (29/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật