Thứ Sáu, 27/07/2007 11:42

Cổ phần hóa VinaPhone và MobiFone chậm: Phải chăng VNPT không có kinh nghiệm?

Việc Chính phủ đồng ý cho phép cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: MobiFone, VinaPhone...là nhằm tăng khả năng cạnh tranh viễn thông trong thời hội nhập. Tuy nhiên, tại cuộc gặp mặt báo chí gần đây, Ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho rằng, tiến độ thực hiện cổ phần hóa hai mạng viễn thông trên vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể. Mạng di động VinaPhone chỉ được xem xét sau khi hoàn tất cổ phần hóa mạng di động MobiFone. Việc cổ phần hóa chậm trên là do VNPT chưa có kinh nghiệm.

Kế hoạch cổ phần hóa 2 doanh nghiệp viễn thông MobiFone và VinaPhone được Chính phủ cho phép từ đầu năm 2005. Bộ Bưu chính Viễn thông quyết tâm trong năm 2006 sẽ xây dựng xong đề án, các phương án cổ phần hoá để đầu năm 2007 là có thể tiến hành bán cổ phần bước 1 đối với MobiFone. Với lịch trình trên, đã có hơn 10 hãng nước ngoài quan tâm đến việc cổ phần hoá mạng di động của VNPT. Ngay cả Comvik, đối tác liên doanh cũ của MobiFone cũng đang chờ đợi cơ hội được tiếp tục hợp tác với MobiFone, dưới hình thức mua cổ phần. Nhưng do còn gặp một số khó khăn, nên chặng đường cổ phần hoá của MobiFone đang bị chững lại, mặc dù các phương án cổ phần có tính nguyên tắc đã được MobiFone trình từ hồi tháng 5/2006.Hai năm trôi qua, MobiFone vẫn đang loay hoay với việc chọn lựa chuyên gia tư vấn, nhà đầu tư chiến lược. Nhanh nhất cũng phải đến năm 2008, cổ phiếu MobiFone mới có thể được niêm yết trên sàn.

Như vậy, phải đến cuối năm 2008, sau khi đánh giá rút kinh nghiệm, VNPT mới tính đến chuyện sắp xếp cổ phần hoá VinaPhone. Còn thời điểm nào cổ phiếu của nhà khai thác di động lớn nhất nhì Việt Nam này lên sàn vẫn chưa biết. Ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc VinaPhone cho biết: Khó khăn mà mạng di động 091 gặp phải trong quá trình cổ phần hóa là doanh nghiệp này không phải là đơn vị hạch toán độc lập. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VinaPhone vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống của 64 bưu điện tỉnh, thành phố. Do vậy, để cổ phần hóa, VinaPhone phải tiến hành hạch toán riêng, phân định doanh thu, lưu lượng và trách nhiệm quản lý cho từng địa phương... Công việc này thường mất rất nhiều thời gian và phải có phương pháp xác định thống nhất, hợp lý.

Sự chậm trễ trong tiến trình cổ phần hoá của hai mạng đi động trên là vì cả MobiFone, VinaPhone đều thuộc mảng kinh doanh dịch vụ,không phải là đơn vị hạch toán độc lập, nên hiện tại, VNPT không thể cổ phần hóa cùng một lúc cả 2 doanh nghiệp lớn. Một số khó khăn nữa làm chậm quá trình cổ phần hoá trên là việc định giá tài sản. Với các doanh nghiệp viễn thông di động, tài sản chủ yếu là tài sản vô hình, như thương quyền, tần số, khả năng mở rộng thị trường... vì vậy rất khó định giá. Hơn nữa, việc xây dựng phương pháp định giá cũng là khó khăn lớn vì phương pháp định giá tài sản hiện nay chỉ phù hợp với doanh nghiệp có tài sản hữu hình, chứ không phù hợp với doanh nghiệp có tài sản vô hình. Vì vậy, Bộ Bưu chính Viễn thông đang nghiên cứu để có thể xây dựng được một phương pháp định giá hiệu quả và sát thực nhất cho các mạng di động của VNPT.

Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như những người quan tâm đến chứng khoán, cổ phiếu... đang mong mỏi từng ngày quá trình CPH của các doanh nghiệp viễn thông được triển khai nhanh chóng. Bởi một thực tế, khi cổ phiếu của các doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán sẽ tạo nên một cú hích kích thích thị trường chứng khoán trong nước

Hanoinet

Các tin tức khác

>   10.8: Hidico bán đấu giá 328.000 cổ phần (27/07/2007)

>   Hội thảo lấy ý kiến về phương án tổ chức và quản lý giao dịch của Công ty đại chúng (26/07/2007)

>   Ra mắt Cty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp INVESTIP (26/07/2007)

>   PVFC mở chi nhánh Sài Gòn (26/07/2007)

>   Làm cổ phiếu giả trị giá gần 100 tỷ đồng (26/07/2007)

>   HODECO đạt trên 7 tỷ đồng lợi nhuận (26/07/2007)

>   Phần lớn doanh nghiệp cổ phần kinh doanh có lãi (26/07/2007)

>   Bến Tre cổ phần hóa hai doanh nghiệp (25/07/2007)

>   CTC CORP tăng vốn điều lệ công ty (25/07/2007)

>   Vinafreight tăng vốn điều lệ (25/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật