> >
Thứ Ba, 26/06/2007 17:15

''Quyền mua'' CP Bệnh viện Bình Dân: Ai được, ai mất?

Sau một thời gian dài giằng co giữa hai luồng ý kiến cổ phần hoá hoặc không cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân, cuối tuần qua, UBND TP. HCM đã chính thức có quyết định ngưng cổ phần hoá bệnh viện này. Quyết định này của UBND TP. HCM xem ra chỉ là chuyện bình thường trước một vấn đề chưa được dư luận đồng tình.

Song điều đọng lại sau câu chuyện cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân và có tác động lớn, âm ỉ, đó là số phận của hàng trăm nhà đầu tư  lâu nay trót lỡ mua “quyền mua suất cổ phần ưu đãi” của bệnh viện này sẽ ra sao?  Sáng ngày 21/6, sau khi đọc trên các trang báo thấy thông tin UBND TP. HCM có quyết định ngưng cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân, anh Đ, nhân viên một công ty cấp nước ở TP. HCM như muốn ngất xỉu vì đang nắm giữ 2.000 suất cổ phần ưu đãi của Bệnh viện Bình Dân, mà anh đã mua từ đầu năm 2007 với giá 57.000 đồng/cổ phần. Anh Đ. điện thoại cho chúng tôi đặt ra hàng loạt tình huống pháp lý, làm thế nào để có thể đòi lại khoản tiền mà anh đã mua cổ phần của người ta, nếu người này không chịu trả lại tiền. Điều mà anh Đ. lo lắng nhất là, những suất cổ phần mà anh mua không phải trực tiếp của người trong Bệnh viện mà thông qua một người trung gian. Chứng từ được xem là có cơ sở pháp lý là một tờ giấy viết tay và một giấy chứng minh thư nhân dân phô tô của người bán. Anh Đ. cho biết thêm, trước khi gọi cho chúng tôi, anh đã liên lạc với người bán cổ phần cho anh, nhưng số điện thoại đang... ngoài vùng phủ sóng.

Trường hợp của anh Đ. có lẽ chỉ là một trong số hàng trăm nhà đầu tư  đã lỡ “ôm” loại cổ phiếu chưa hề có trên thực tế này. Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán, thực chất số tiền được mua đi bán lại quyền mua cổ phần của Bệnh viện Bình Dân đến thời điểm này lên đến cả trăm tỷ đồng. Điều đáng lo ngại hơn là những “phi vụ” mua đi bán lại phần lớn thông qua người trung gian, nên một khi bệnh viện này không được cổ phần hoá, chắc chắn rằng sẽ có những vụ tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc các nhà đầu tư đã lỡ mua “quyền mua cổ phần ưu đãi” của Bệnh viện Bình Dân, nhưng nay Bệnh viện không cổ phần hoá thì “số phận của nhà đầu tư” sẽ như thế nào, ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch thường trực UBND TP. HCM cho rằng, lâu nay đã có gì đâu mà mua bán. Chuyện mua bán cổ phần của ai đó lâu nay là không đúng. Đề án đang nghiên cứu xây dựng, giống như mạ chưa gieo xuống đất thì có lúa đâu mà bán. Và ông Tài khẳng định, người nào mua cái chưa có thì đành chịu thôi.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, một số nhà đầu tư lại cho rằng, việc để xảy ra tình trạng mua bán tràn lan “suất cổ phần ưu đãi” của Bệnh viện Bình Dân thời gian qua, có phần lỗi của bệnh viện này. Ngay từ  khi mới có chủ trương thí điểm cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện này đã có động thái “cầm đèn chạy trước ôtô”, là lập danh sách cán bộ, công nhân viên được quyền mua “suất cổ phần ưu đãi”, dán ngay trước cửa Phòng hành chính của Bệnh viện. Và đây chính là cơ sở để những nhà đầu tư  quyết định mua bán quyền (?).

ĐTCK


>   Sẽ họp liên ngành bàn về công ty cổ phần mua bán điện (26/06/2007)

>   Kết quả đấu giá CP Cty Giày Bình Định (26/06/2007)

>   Thêm 58 DN đăng ký làm công ty đại chúng (26/06/2007)

>   Đấu giá cổ phiếu Bảo Việt: Hồi hộp chờ kết quả nộp tiền! (26/06/2007)

>   Nhìn nhau… bỏ cọc (26/06/2007)

>   Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư lớn vào bất động sản tại Đà Nẵng (26/06/2007)

>   PVFCCo tổ chức đại hội cổ đông (26/06/2007)

>   Saigonbank thông báo kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2007 (26/06/2007)

>   Thông báo nộp tiền mua cổ phần Eximbank (26/06/2007)

>   Tháng 12/2007: Lilama 10 sẽ lên sàn TP.HCM (26/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật