Thứ Bảy, 23/06/2007 00:35

Phê duyệt Điều lệ TCT thép

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ -Tổng Công ty Thép Việt Nam

Ngày 21/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 91/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ-Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC). Theo đó, VSC là Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam và công ty Thép tấm lá Phú Mỹ trước đây.

VSC là Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng sử dụng tại trụ sở chính và con dấu sao thứ 2 sử dụng tại trụ sở phía Nam; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

VSC có 7 công ty con (VSC sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối) và 23 công ty liên kết (VSC có đóng góp cổ phần, vốn góp không chi phối). VSC có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. Tại thời điểm 31/12/2006 vốn điều lệ của VSC là 1.816 tỷ đồng.

Đại diện chủ sở hữu của VSC là Nhà nước, Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với VSC. Người đại diện theo pháp luật của VSC là Tổng giám đốc VSC.

Mục tiêu hoạt động của VSC là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu và tối đa hóa hiệu quả hoạt động của VSC cùng tổ hợp Công ty mẹ-Công ty con. VSC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng sắt, than mỡ, sản xuất thép và các sản phẩm thép sau cán... và các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm.

Quyết định nêu rõ: VSC có nghĩa vụ bảo đảm việc định hướng chiến lược kinh doanh chung của Tổ hợp Công ty mẹ-Công ty con; phối hợp giữa các doanh nghiệp trong Tổ hợp để tìm kiếm, cung cấp nguồn đầu vào, tiêu thụ sản phẩm; không để xảy ra tình trạng kinh doanh trùng lặp, cạnh tranh nội bộ trong tổ hợp và VSC thực hiện các quyền chi  phối đối với công ty con theo Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối. VSC có quyền quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, vay, cho vay có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Cơ cấu tổ chức quản lý của VSC gồm: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị có từ 5-7 thành viên làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về mọi hoạt động của VSC. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm.

Theo Website Chính phủ

Các tin tức khác

>   Đấu giá lần 2 cổ phiếu của Cty Tư vấn Xây dựng điện 1 (23/06/2007)

>   Đấu giá Công ty Du lịch Hương Giang (23/06/2007)

>   Cty cổ phần thủy sản Bến Tre: Những bước tiến vượt bậc (23/06/2007)

>   Cổ phần hoá vẫn chậm (22/06/2007)

>   Gần 60 doanh nghiệp nhà nước sắp phát hành cổ phiếu lần đầu (22/06/2007)

>   Vinaconex chuyển thành tổng công ty cổ phần (22/06/2007)

>   Xây nhà máy thép 500.000 tấn/năm tại KCN Vũng Áng (22/06/2007)

>   Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá? (22/06/2007)

>   Năm nay, lợi nhuận Mai Linh tăng tới 13 lần? (22/06/2007)

>   Indochina Capital mua cổ phần của Hoàng Quân Corp (22/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật