Thứ Sáu, 18/05/2007 08:58

Cổ đông chiến lược và khoảng trống pháp lý

Mặc dù định không giảm giá bán cổ phần khi xây dựng và thực hiện phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược được giới phân tích chính sách và giới luật sư ghi nhận là một sự linh hoạt kịp thời trong điều hành của Chính phủ để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng cho mọi cổ đông, song dường như những băn khoăn, thậm chí là nhiều dấu hỏi liên quan tới cổ đông chiến lược vẫn chưa dừng lại.

Không ít lo ngại rằng, những mất mát của Nhà nước từ hoạt động cổ phần hoá khi để trống hành lang pháp lý liên quan tới cổ đông chiến lược là không nhỏ và rất khó kiểm soát.

Trở lại vụ việc Intimex đình đám trong thời gian vừa qua. Quyết định sẽ tổ chức lại đấu thầu cổ phần lần đầu ra công chúng đã được đưa ra, song bài học còn lại là rất lớn. Những tính toán của các chuyên gia về tài chính và công ty tư vấn định giá DN cho rằng, giá trị thực của Intimex lên tới khoảng 700 tỷ đồng. Như vậy, so với mức đánh giá công bố trong bản báo cáo tài chính của Công ty phục vụ cho phiên đấu giá lần đầu vào hồi trung tuần tháng 4 vừa qua thì khoảng cách vô cùng lớn.

Lo ngại được phân tích từ góc độ lựa chọn cổ đông chiến lược trong trường hợp này là sự siêu lợi nhuận của cổ đông chiến lược khi được lựa chọn. Với bản báo cáo tài chính thực và số thặng dư mà các nhà phân tích tài chính nhìn thấy từ thực tiễn hoạt động của Intimex, từ lợi thế cạnh tranh mà Intimex có được thì con đường để trở thành cổ đông chiến lược của Intimex dường như không đơn thuần là sự hợp tác hai bên cùng có lợi một cách sòng phẳng. Đã có luật sư phân tích rằng, ngay cả khi việc ưu đãi giá cho cổ đông chiến lược không còn thì trong trường hợp này, cổ đông chiến lược vẫn rất có lợi khi được mua một khối lượng lớn cổ phần.

Tuy nhiên, để lý giải một cách rõ ràng rằng, cổ đông đó có thực sự xứng đáng với vai trò chiến lược được lựa chọn hay không và toàn bộ doanh nghiệp, trong đó có các cổ đông, thực sự có lợi từ quyết định hợp tác chiến lược hay không lại rất khó trả lời. Đã có người trong cuộc thừa nhận rằng, sự lựa chọn chiến lược hiện nay mang khá nhiều tính chủ quan của một số vị trí lãnh đạo. Ngoài các DN nhà nước quy mô lớn, đa phần DN cổ phần hoá quy mô vừa và nhỏ lựa chọn cổ đông chiến lược thông qua những mối quan hệ sẵn có. Thậm chí, đã có trường hợp cổ đông chiến lược chính là do một số vị trí lãnh đạo giới thiệu với những cam kết ngầm về việc chia chác lợi nhuận từ số cổ phần dành cho vị trí này.

Rủi ro pháp lý trong trường hợp cổ đông chiến lược không thực hiện các cam kết hoặc phát sinh tranh chấp khi hoạt động dường như ít được tính tới khi các cam kết hợp tác chiến lược và quyết định lựa chọn cổ đông chiến lược được đưa ra. Cũng tương tự như vậy, khả năng khiếu kiện cũng rất lớn khi cổ đông chiến lược không thực hiện theo cam kết đã có do năng lực không đảm bảo, đặc biệt là năng lực tài chính… Và cũng không loại trừ khả năng các cổ đông phát hiện ra mối quan hệ không rõ ràng giữa cổ đông chiến lược và các vị trí lãnh đạo trong công ty. Trong những trường hợp này thì DN, đa số cổ đông sẽ chịu thiệt còn lợi vẫn thuộc về số ít những vị trí lãnh đạo.

Tất nhiên, những trường hợp được đưa ra không hàm ý toàn bộ quá trình lựa chọn và quyết định trở thành cổ đông chiến lược trong hoạt động cổ phần hoá DN nhà nước hiện nay. Song sự không rõ ràng về tiêu chí thế nào là cổ đông chiến lược đã tạo cơ hội cho những khả năng trên.

Thực ra, thông lệ quốc tế về vấn đề này khá rõ ràng cả về quy định nội bộ của DN cũng như của các hiệp hội ngành nghề và khung khổ pháp lý có liên quan. Chẳng hạn, DN đang trong thời gian làm thủ tục phá sản, nợ quá khả năng thanh toán… sẽ không được mua, bán DN cũng như tham gia góp vốn mua cổ phần.

Ở Việt Nam, khi quá trình này vẫn đang ở những bước tập dượt thì có lẽ các quy định cụ thể hơn về tiêu chí cổ đông chiến lược cần được đặt ra rõ ràng để tránh cơ hội cấu kết tạo lợi riêng. Có thể là các quy định về tỷ lệ nợ quá hạn, các tiêu chí về tài chính… Câu trả lời này sẽ dành cho các chuyên gia của Bộ Tài chính cũng như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   VIS Giải trình kết quả kinh doanh Q1/2007 (17/05/2007)

>   LBM Nhận giấy phép khai thác khoáng sản (17/05/2007)

>   VTC: TB ngày ĐKCC đê trả cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu (17/05/2007)

>   HTV Thay đổi nhân viên công bố thông tin (17/05/2007)

>   “Phản ứng thái quá” trên thị trường chứng khoán? (17/05/2007)

>   Phát hành cổ phiếu của CTCP Thủy hải sản Minh Phú (17/05/2007)

>   VIS triển khai hợp tác với CTCP Kim Cương (17/05/2007)

>   Savimex đầu tư nhà máy chế biến gỗ ở Lào (17/05/2007)

>   Indochina Capital mua 20% cổ phần của Vinamit (17/05/2007)

>   TMS Thông báo tạm di dời trụ sở (17/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật