Thứ Tư, 02/03/2016 10:50

“Đại gia” dầu khí Malaysia sa thải 1.000 nhân viên

Tập đoàn dầu lửa quốc doanh Petronas của Malaysia vừa tuyên bố một loạt điều chỉnh về nhân sự cấp cao và sa thải công nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí trong bối cảnh giá dầu thế giới trải qua đợt sụt giảm tồi tệ.

Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Bloomberg.

Hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ngày 1/3 của Petronas nói rằng cấu trúc mới của tập đoàn sẽ dẫn tới việc 1.000 công nhân phải “ra đi”. Tuy nhiên, tuyên bố không nói rõ các vị trí bị ảnh hưởng.

Tính đến cuối năm 2014, Petronas có khoảng 51.000 công nhân viên.

“Những nỗ lực hết sức vẫn đang diễn ra để tập đoàn có thể sử dụng lại những công nhân viên bị ảnh hưởng trong đợt sa thải”, tuyên bố của Petronas có đoạn viết.

Petronas, tập đoàn có trụ sở ở Kual Lumpur, vừa báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp vào ngày 29/2. Tập đoàn này cảnh báo có thể vay nợ thêm và sử dụng đến dự trữ tiền mặt để có vốn đầu tư cơ bản và trả cổ tức cho Chính phủ.

Với những động thái này, Petronas gia nhập danh sách những tập đoàn dầu lửa lớn của thế giới như Shell cắt giảm mạnh vốn đầu tư trong bối cảnh giá dầu giảm sâu.

Theo dự kiến, Petronas sẽ giảm vốn đầu tư cơ bản và chi phí hoạt động tới 20 tỷ Ringgit, tương đương 4,8 tỷ USD trong năm 2016. Đây là một phần trong kế hoạch giảm 50 tỷ Ringgit vốn đầu tư và chi phí của Petronas trong vòng 4 năm - Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn này Wan Zulkiflee Wan Ariffin cho biết ngày 29/2.

Trong quý 4/2015, Petronas lỗ ròng 2,96 tỷ Ringgit, tương đương hơn 704 tỷ USD, so với mức lỗ 7,3 tỷ Ringgit cùng kỳ năm trước. Tập đoàn này cho biết khoản thua lỗ xuất phát từ sự suy giảm giá trị tài sản do giá dầu giảm sâu.

Doanh thu quý 4 của Petronas là 60,1 tỷ Ringgit, giảm gần 1/4  từ mức 79,4 tỷ Riggit cùng kỳ năm trước.

Cú giảm 70% của giá dầu thế giới kể từ giữa năm 2014 đến nay đã khiến Petronas, tập đoàn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, khốn đốn. Petronas hiện đóng góp khoảng 1/3 nguồn thu từ dầu khí của Chính phủ Malaysia./.

vneconomy

 

Các tin tức khác

>   Dầu rớt giá trước nỗi lo dư cung (27/11/2015)

>   Dầu tăng khi số lượng giàn khoan tiếp tục giảm (26/11/2015)

>   Dầu vọt mạnh nhất 3 tuần trước căng thẳng vùng Trung Đông (25/11/2015)

>   Dầu rớt giá bất chấp lời cam kết của Ả-Rập Xê-Út (24/11/2015)

>   Dầu vượt 34 USD/thùng lên cao nhất 8 tuần (02/03/2016)

>   Dầu Brent và WTI biến động trái chiều (21/11/2015)

>   Dầu rớt giá trước lo lắng về nguồn cung toàn cầu (20/11/2015)

>   Đơn giá XK giảm, kim ngạch XK dầu thô Việt Nam lao dốc 48% (19/11/2015)

>   Dầu phục hồi sau khi rớt dưới mốc 40 USD/thùng (19/11/2015)

>   Giá xăng giảm 180 đồng từ 15h ngày 18/11 (18/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật