Thứ Tư, 05/08/2020 06:04

Dầu tăng giá chờ dữ liệu nguồn cung từ Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai xóa sạch đà sụt giảm trước đó, khép phiên tăng giá vào ngày thứ Ba (04/08) khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu về dự trữ dầu thô tại Mỹ, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex tiến 69 xu (tương đương 1.7%) lên 41.70 USD/thùng, sau khi dao động tại mức thấp trong phiên là 40.14 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn cộng 28 xu (tương đương 0.6%) lên 44.43 USD/thùng.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ đã sụt 10.6 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm lớn nhất trong năm. Viện Xăng dầu Mỹ (API) dự kiến công bố ước tính định kỳ về dự trữ dầu thô vào chiều ngày thứ Ba, còn Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố dữ liệu vào sáng ngày thứ Tư (05/08).

Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 4.1 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng giảm 1.3 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng 100,000 thùng.

Trong khi đó, lo ngại vẫn còn về nhu cầu khi đại dịch Covid-19 tiếp diễn. Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu vượt 18.3 triệu người vào ngày thứ Ba, dựa theo dữ liệu được tổng hợp bởi Đại học Johns Hopkins, và số trường hợp tử vong lên đến 694,406 người.

Tuy nhiên, số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ vào ngày thứ Hai (03/08) đã thấp hơn 50,000 ca ngày thứ 2 liên tiếp, Wall Street Journal lưu ý, với một số bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất cho thấy tình hình lây nhiễm đang chậm lại. Nỗi lo về sự lây lan liên tục Covid-19 ở Mỹ và các nơi khác được xem là một yếu tố tiêu cực, có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.

Ấn Độ được xem là một minh họa cho “tình trạng nhu cầu mong manh”, các chuyên gia phân tích tại JBC Energy, nhận định. Một sự kết hợp giữa giá bán lẻ cao và các biện pháp phong tỏa được kéo dài đến cuối tháng này dự kiến làm giảm nhu cầu nhiên liệu 20% so với cùng kỳ năm trước.

Các nhà phân tích cũng cho biết việc nới lỏng cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, cũng tiếp tục phủ bóng thị trường. OPEC+ đã cam kết cắt giảm 9.7 triệu thùng/ngày bắt đầu hồi tháng 5, nới lỏng xuống còn 7.7 triệu thùng/ngày trong tháng này và kéo dài đến cuối năm. Các nước có mức sản lượng vượt quá mức cắt giảm cam kết trước đó được cho là phải cắt giảm nhiều hơn, điều đó có nghĩa là sản lượng được nhắm mục tiêu tăng khoảng 1.5 triệu thùng/ngày bắt đầu trong tháng này, mặc dù nhiều người hoài nghi rằng những nước vi phạm thỏa thuận đó sẽ hoàn toàn tuân thủ cam kết.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 9 nhích 0.1% lên 1.2143 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 9 tiến 1.4% lên 1.2584 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 9 vọt 4.4% lên 2.193 USD/MMBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 10/01/2020.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu tăng gần 2% sau dữ liệu tích cực về hoạt động sản xuất (04/08/2020)

>   Dịch Covid-19 bùng phát, giá gas vẫn tăng ngay đầu tháng 8.2020 (01/08/2020)

>   Dầu có tháng khởi sắc (01/08/2020)

>   Giảm hơn 3%, dầu WTI rớt mốc 40 USD/thùng lần đầu tiên trong 3 tuần (31/07/2020)

>   Dầu khởi sắc khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay (30/07/2020)

>   Phát hiện dầu khí mới ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam (29/07/2020)

>   Dầu đảo chiều giảm, xuống thấp nhất trong hơn 1 tuần (29/07/2020)

>   Giá xăng RON95 không thay đổi, xăng RON92 tăng nhẹ từ 15h ngày 28/7/2020 (28/07/2020)

>   Dầu tăng nhẹ khi đồng USD rớt xuống thấp nhất trong 2 năm (28/07/2020)

>   Giá xăng ngày mai có thể giữ nguyên (27/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật