Thứ Ba, 07/05/2024 09:37

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở mức 170 chiếc. 

Theo báo cáo từ Cục Hàng không Việt Nam, tính đến ngày 02/05, tổng số tàu bay của các hãng hàng không trong nước đạt 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm 2023. Trong đó, số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc, giảm khoảng 40-45 chiếc so với mức trung bình năm ngoái.

Số lượng máy bay khai thác thực tế của các hãng hàng không Việt Nam chỉ ở mức tối đa 170 chiếc.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm số lượng tàu bay đến từ việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) thực hiện triệu hồi động cơ PW1100 để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu nhằm khắc phục lỗi sản xuất. Ước tính có thể ảnh hưởng đến 600-700 động cơ PW1100 đang khai thác trên các đội bay hoạt động trên toàn thế giới).

Tại Việt Nam, các động cơ này đang được sử dụng trên một số tàu bay A321NEO khai thác bởi Vietnam Airlines và VietJet Air. Vấn đề triệu hồi dẫn tới một số tàu bay phải dừng khai thác trong khoảng thời gian năm 2024 - 2025. Ngoài ra, thời gian đưa động cơ đi sửa chữa bị kéo dài. Năm 2019 chỉ cần 75 ngày thì hiện nay, nhà sản xuất PW cho biết cần 140-160 ngày, trường hợp đặc biệt lên đến 365 ngày.

Kế hoạch nhận tàu bay của các hãng hàng không trong năm nay cũng bị ảnh hưởng. Vietjet Air sẽ không nhận thêm bất kỳ tàu bay nào, Vietnam Airlines chỉ nhận thêm 2 tàu bay Boeing 787 vào tháng 6 đến tháng 7 năm nay. Hiện tại Pacific Airlines không khai thác tàu bay nào. Bamboo Airways chỉ khai thác 5 tàu bay, giảm 25 chiếc so với năm ngoái.

Một số hãng hàng không trong nước đều thông báo không tìm được tàu bay thuê theo kế hoạch. Giá thuê động cơ đối với máy bay Airbus A321 tăng gấp đôi so với năm 2019; giá thuê tàu bay Boeing B-787 là 160.000 USD/tháng vào năm 2022, hiện ở mức 370.000 USD/tháng. Chi phí phụ tùng vật tư tăng từ 10-13% so với thời điểm trước năm 2019.

Tình trạng thiếu hụt tàu bay cũng là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động về giá vé, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

"Tình trạng chênh lệch cung cầu dự báo sẽ tiếp tục xảy ra trong giai đoạn cao điểm hè 2024. Điều này cũng gây ra áp lực nhất định lên giá vé trên các chặng bay nội địa, đặc biệt là các chặng bay đến các điểm du lịch, nghỉ dưỡng", Cục Hàng không Việt Nam dự báo.

Tính trong 3 tháng đầu năm, sản lượng của các hãng bay trong nước đạt hơn 13 triệu khách, giảm 5% so cùng kỳ 2023. Trong đó, vận chuyển nội địa, quốc tế đạt hơn 8.5 triệu và 4.5 triệu, lần lượt giảm 18% và 35.5% so cùng kỳ 2023.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt? (06/05/2024)

>   Đầu tư vào đâu khi giá vàng phá kỷ lục? (06/05/2024)

>   Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng (06/05/2024)

>   Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái (06/05/2024)

>   Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh (06/05/2024)

>   Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu (06/05/2024)

>   Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà (04/05/2024)

>   Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM (04/05/2024)

>   Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn (04/05/2024)

>   Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố (04/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật