Thứ Năm, 11/04/2024 15:42

Nhịp đập Thị trường 11/04: Phía tăng gọi tên nhóm dầu khí, bán lẻ

Kết thúc phiên 11/04, VN-Index không thay đổi nhiều so với phiên hôm trước, dừng tại 1,258.2 điểm. Nhóm cổ phiếu dầu khí, bán lẻ là điểm sáng.

Dần về cuối phiên, nhà đầu tư bi quan trở lại đối với VCB (-0.53%) và TCB (-1.2%). Tuy nhiên, lực kéo mạnh từ BID (+1.92%) tiếp tục giúp VN-Index không giảm quá sâu. Thanh khoản trong phiên cũng không khởi sắc và tương đương hôm trước, đạt 15.1 ngàn tỷ đồng.

HPG (+0.84%) dẫn đầu nhóm 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh với 19 triệu đơn vị. Ngoài ra còn có VHM (14.5 triệu), SHB (12.3 triệu), SSI (11.8 triệu) và TCB (11.3 triệu).

Khối ngoại đã mua ròng trở lại và đạt 132 tỷ đồng dù VHM (-0.11%) tiếp tục bị bán ròng số tiền 232 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 4, khối này mua ròng MWG (+0.58%) nhiều nhất với 685 tỷ đồng, theo sau là MBB (-0.21%) với giá trị 427 tỷ đồng. Phía ngược lại, VHM bị xả ròng lên đến 1.5 ngàn tỷ đồng, kế đến là MSN (-0.97%) với 537 tỷ đồng.

Top cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng phiên 11/04/2024

Nhóm ngành sản xuất thiết bị, máy móc có mức tăng dẫn đầu 2.16%, trong đó tác động mạnh bởi NHH (+6.14%). Phiên 11/04 ghi nhận sự khởi sắc của nhóm dầu khí. Trong đó có thể kể đến PVC (+3.8%), PVB (+2.86%), PVD (+0.47%), PVS (+2.89%).

Nhóm bán lẻ đợt này cũng không ngoại lệ với FRT (+3.71%), MWG (+0.58%) hay DGW (+1.29%).

14h00: Thành bại tại ngân hàng

Bước qua phiên chiều, VN-Index đã chuyển sang màu xanh, tăng thêm 4 điểm so với đóng cửa phiên sáng nhờ sự trợ lực mạnh từ BID.

Nếu trong phiên sáng, chỉ số lớn nhất thị trường Việt Nam bị nhóm ngân hàng tác động tiêu cực dẫn đến giảm điểm thì BID (+0.77%) lại là cứu cánh ngay khi mở đầu trong phiên chiều. Sự ảnh hưởng nhất ở chiều ngược lại vẫn là TCB (-0.77%) và VCB (-0.11%) nhưng không còn quá đáng kể.

Nhóm vật liệu xây dựng đang dẫn đầu cuộc đua tăng điểm với 0.88%. Đóng góp lớn bởi những cái tên quen thuộc như HPG (+1.18%), HSG (+2.21%), riêng NKG lên đến (+4.23%).

Nhóm bất động sản xuất hiện một số mã tăng mạnh như DIG (+2.79%), KDH (+1.1%), TCH chạm trần (+6.23%). Bán lẻ có MWG (+0.96%) và FRT (+3.5%) đang có đà tăng mạnh.

TCHSSI (+1.08%) được khối ngoại quay sang mua ròng số tiền 80 tỷ đồng mỗi mã. Mua ròng MWG (+0.96%) cũng theo đà đang tăng lên.

Phiên sáng: HPGFPT trở thành liều thuốc giảm đau

Thông tin tích cực từ ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 giúp cổ phiếu HPGFPT chuyển biến tích cực trong phiên sáng 11/04.

Cập nhật thông sơ bộ kết quả kinh doanh quý đầu năm cũng như kỳ vọng phục hồi ngành thép trong năm nay phần nào giúp HPG tăng 0.67% trong phiên sáng.

Cụ thể, lãnh đạo HPG cho biết doanh thu quý 1/2024 đạt khoảng 31,000 tỷ, lợi nhuận sau thuế 2,800 tỷ đồng. Tập đoàn đã tăng sản lượng bán hàng so với cùng kỳ và bán hết tồn kho giá cao. Chưa bao giờ Hòa Phát kéo tồn kho xuống thấp như hiện nay. Theo Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long, việc này không mang lại lợi nhuận ngay nhưng sẽ tốt cho kết quả kinh doanh quý sau.

Câu chuyện tương tự đối với FPT như đề cập trong sáng nay giúp mã này tăng 0.79%.

HPGFPT góp phần khiến VN-Index tăng hơn 0.5 điểm, đóng cửa sau phiên sáng tại mốc 1,253.47, giảm 5 điểm (0.4%) so với phiên trước. Trong khi đó nhóm ngân hàng, dẫn đầu là VCB (-0.63%) tiếp tục làm VN-Index giảm hơn 1.6 điểm, bên cạnh CTG (-0.89%), TCB (-0.55%), MBB (-0.63%).

Thanh khoản phiên sáng 11/04 không cao, trung bình khoảng 7.4 ngàn tỷ đồng. Trong khi trung bình 10 ngày đang vào khoảng 10.5 ngàn tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục đà bán ròng 179 tỷ đồng, mạnh nhất đối với VHM (-0.34%) 160 tỷ đồng. Còn SBT (-0.4%) và SSI (+0.14%) là 2 mã được khối này mua ròng cao nhất, lần lượt 58 tỷ đồng và 36 tỷ đồng.

Top cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng tính đến phiên sáng 11/04/2024

10h30: VCB xuống đáy thấp nhất 3 tuần

VCB chịu áp lực bán mạnh, có thời điểm xuống đáy thấp nhất 3 tuần của cổ phiếu này. VN-Index tiếp tục bị giằng co quanh 1,255 điểm và chưa có xu hướng thật sự rõ ràng.

Điểm khác biệt so với một giờ trước đó là TCB (-0.33%) không còn xuất hiện mà thay vào đó là VCB (-0.74%) trở thành tác nhân chính khiến VN-Index giảm 1.2 điểm, mạnh nhất trong nhóm các cổ phiếu, theo sau là BID (-0.58%) và CTG (-0.3%). Ở chiều ngược lại, HPG (+1.18%) và VPB (+1.03%) là hai cái tên giúp chỉ số duy trì thế giằng co quanh 1,255 điểm.

Tham vọng doanh thu chạm mốc 2.5 tỷ USD (khoảng 61,850 tỷ đồng) của FPT sau buổi ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 cũng góp phần khiến giá cổ phiếu tăng nhẹ 0.79%.

Nhóm nông - lâm - ngư vươn lên dẫn đầu các nhóm ngành với 1.39%, đóng góp lớn bởi mức tăng trần của VIF (+9.52%).

Mở cửa: Bán nhóm ngân hàng ngay từ đầu phiên

Ngay từ đầu phiên, nhóm ngân hàng gồm TCB, BID, CTG hay VCB chịu áp lực bán khá mạnh, tác động lớn đến xu hướng giảm điểm của VN-Index.

VN-Index mở cửa phiên sáng ngày 11/04 nhanh chóng chạm mức đáy thấp nhất trong 3 tuần, quanh 1,248 điểm trước khi bật tăng nhẹ lên 1,253 điểm nhưng không giữ được lâu.

Sau 30 phút, chỉ số lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đang loay hoay ở mốc 1,250, giảm 9 điểm (0.72%) so với phiên trước đó nhưng thanh khoản trung bình hiện đang gấp 4 lần.

Nhóm ngân hàng tác động mạnh nhất trong xu hướng giảm điểm của VN-Index. Có thể kể đến TCB (-0.88%), BID (-0.58%), CTG (-0.89%), VCB (-0.95%).

Nhóm cổ phiếu cao su đang giảm mạnh nhất 2.3%, theo sau là hàng gia dụng (-1.24%) và thiết bị điện (-1.2%) trong khi nhóm vật liệu xây dựng ghi nhận tăng nhẹ 0.47% và khai khoáng 0.41%.

Nguồn: VietstockFinance

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 11/04/2024: Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn (10/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 11/04/2024: Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh (10/04/2024)

>   Thị trường chứng quyền 11/04/2024: Lực cầu tỏ ra dè dặt (10/04/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 10/04: Thị trường lùi bước trong phiên chiều (10/04/2024)

>   Vietstock Daily 10/04/2024: Vẫn còn tiềm ẩn rủi ro (09/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 10/04/2024: Tình hình đã bớt bi quan (09/04/2024)

>   Thị trường chứng quyền 10/04/2024: Sắc xanh quay trở lại (09/04/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 09/04: Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đưa VN-Index tăng hơn 12 điểm (09/04/2024)

>   Thị trường chứng quyền 09/04/2024: Bên bán vẫn chiếm thế chủ động (08/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 09/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện (08/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật