Thứ Ba, 02/04/2024 10:06

Khối ngoại đã bán ròng gần 14 ngàn tỷ đồng từ đầu năm 2024

Các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) vẫn duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 3/2024, đánh dấu 3 tháng bán ròng liên tiếp từ đầu năm 2024.

Theo thống kê của VietstockFinance, khối ngoại đã bán ròng 11,087 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 3/2024. Lũy kế 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 14,000 tỷ đồng, con số này chiếm hơn một nửa giá trị bán ròng của cả năm 2023. Trong khi đó, trên HNX, khối ngoại đã đảo chiều sang mua ròng 72 tỷ đồng, qua đó, thu hẹp giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm còn hơn 480 tỷ đồng.

Việc khối ngoại tiếp tục “xả hàng” trên TTCK Việt Nam khi con đường đi lên của chỉ số VN-Index gặp một số trở ngại trong tháng vừa qua. Trong đó, có thể kể đến việc Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) sử dụng công cụ tín phiếu để rút bớt thanh khoản hệ thống, ghìm đà tăng của tỷ giá, làm dấy lên lo ngại kịch bản của tháng 9/2023 lặp lại – thời điểm thị trường rơi mạnh (phiên 18/08/2023, VN-Index rơi gần 55.5 điểm). NHNN đã hút tổng cộng hơn 171,000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trong tháng 3, theo thống kê của VietstockFinance.

Theo bà Ngô Thị Lệ Thanh - Giám đốc Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS), động thái này trước tiên sẽ tác động đến tâm lý, hành động của nhà đầu tư, họ sẽ có quan điểm thận trọng hơn, thậm chí nghĩ đến kịch bản đảo chiều về chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, hoạt động tín phiếu của NHNN chỉ là một trong những hoạt động nghiệp vụ, công cụ điều tiết, ổn định tỷ giá, không có hàm ý đảo chiều chính sách.

Thống kê giao dịch bán tín phiếu của NHNN trong tháng 3
Nguồn: VietstockFinance

Thực tế, VN-Index đã có những phản ứng đầu tiên ngày 8 và 11/3/2024, thị trường lần lượt rơi hơn 21 điểm và gần 12 điểm, nhưng sau đó đã có sự hồi phục trở lại. Kết phiên ngày 29/03, VN-Index dừng ở mức 1,284.09 điểm, tăng 3% so với đầu tháng và tăng khoảng 14% so với đầu năm.

Mặt khác, việc các TTCK trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản thiết lập các mức đỉnh mới trong tháng 3; cùng với các tài sản khác như bitcoin, vàng, hàng hóa thương phẩm (cà phê, ca cao) vượt đỉnh mọi thời đại là một yếu tố thu hút dòng tiền đầu tư trên thế giới nói chung và từ phía các ETF nói riêng khỏi các thị trường có hiệu suất kém hơn.

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam, thời gian qua, dòng vốn ETF đang có sự dịch chuyển, rút ra khỏi các khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia. Nguyên nhân đầu tiên do áp lực tỷ giá và thứ hai do sức hấp dẫn từ các thị trường chứng khoán khác như Mỹ hoặc châu Âu, có mức tăng mạnh, họ đã dịch chuyển dòng tiền sang các thị trường này. Hơn nữa, các kênh đầu tư khác (như vàng, bitcoin) đang mạnh lên, cũng là lý do khiến dòng vốn không lựa chọn vào khu vực các thị trường tăng kém.

Quay lại với TTCK Việt Nam, trong tháng 3/2024, ghi nhận có 4 mã chứng khoán bị bán ròng với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND của DCVFMVN DIAMOND ETF bị bán mạnh nhất với giá trị ròng hơn 2,300 tỷ đồng; xếp sau là 2 cổ phiếu VNMVHM, đều bị bán ròng xấp xỉ hơn 2,100 tỷ đồng; MSN là cổ phiếu bị bán ròng mạnh tiếp theo, giá trị hơn 1,900 tỷ đồng.

Trên HNX, cổ phiếu PVS bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, ghi nhận 120 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với cổ phiếu bị bán ròng mạnh thứ hai là 63 tỷ đồng. Ngược lại, cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là IDC (148 tỷ đồng), SHS là cổ phiếu được mua ròng nhiều thứ hai (82 tỷ đồng).

Trong tháng qua, TTCK cũng đón nhận tin vui từ UBCKNN, khi cơ quan này cho biết, đang lấy ý kiến về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch không ký quỹ 100%. Điều này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên dòng vốn ngoại lên thị trường, vì đây được xem là một trong hai điểm nghẽn cần được tháo gỡ trong quá trình nâng hạng TTCK.

Mặc dù vậy, người đứng đầu Trung tâm Phân tích của TPS cũng lưu ý, việc này không phải là yếu tố tiên quyết giúp khối ngoại đảo chiều, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Cần phải cải thiện những vấn đề nội tại của các doanh nghiệp đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, duy trì vĩ mô ổn định, đó là những yếu tố có thể thu hút khối ngoại trong thời gian tới.

Duy Khánh

FILI

Các tin tức khác

>   NVT nỗ lực đưa cổ phiếu ra khỏi diện kiểm soát (02/04/2024)

>   Thị trường đã trải qua nhịp điều chỉnh nào trong năm 2024? (02/04/2024)

>   LAI: Nhận được Đơn xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Đức Tiến (01/04/2024)

>   LAI: Nhận được Đơn xin từ nhiệm của bà Trần Thị Ngọc Loan, ông Bùi Đức Minh và Trần Quốc Toản (01/04/2024)

>   VTD: Nhận được Đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của bà Lưu Đức Hạnh (01/04/2024)

>   TST: Quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch và Thông báo về trạng thái chứng khoán (01/04/2024)

>   PTV: Quyết định duy trì diện cảnh báo và Thông báo về trạng thái chứng khoán (01/04/2024)

>   02/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (02/04/2024)

>   PWA: Quyết định đưa vào diện cảnh báo và Thông báo về trạng thái chứng khoán (01/04/2024)

>   TID: Giải trình biến động lợi nhuận sau thuế năm 2023 so với năm trước (01/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật