Thứ Bảy, 02/03/2024 14:28

Loạt hãng hàng không Việt bị ACV nhắc nợ, cảnh báo nguy cơ bị kiện

Loạt hãng hàng không tên tuổi bị Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đưa vào diện nợ xấu, vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về một số công tác cần triển khai thực hiện nhằm thu hồi công nợ của các hãng hàng không trong nước đang vi phạm nghĩa vụ thanh toán với đơn vị.

Cụ thể, ACV đang xây dựng 5 tiêu chí khởi kiện, dừng cung cấp dịch vụ đối với hãng bay vi phạm để xin ý kiến của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về kế hoạch trả nợ cho ACV; không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ đã cam kết; kết quả kinh doanh không bị lỗ nhưng không trả nợ; có phát sinh công nợ mới trong năm 2023; có số dư nợ lớn hơn các hãng hàng không khác.

Theo báo cáo tài chính của ACV, tính đến cuối quý IV/2023, ACV có các khoản nợ phải thu rất lớn từ các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động tại nhiều sân bay do ACV quản lý, khai thác.

Loạt hãng hàng không tên tuổi bị Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đưa vào diện nợ xấu. Ảnh: Nam Khánh

Các hãng hàng không và các doanh nghiệp bị ACV đưa vào diện nợ xấu gồm hầu hết các hãng tên tuổi trong nước đang hoạt động.

Trong thuyết minh báo cáo tài chính, ACV cho hay, đến cuối quý IV/2023, tổng công ty phải thu khoản nợ ngắn hạn từ các hãng không, gồm Vietnam Airlines với hơn 1.831 tỷ đồng; Vietjet hơn 2.981 tỷ đồng; Bamboo Airways hơn 2.132 tỷ đồng; Pacific Airlines hơn 874 tỷ đồng và các khách hàng khác là hơn 1.103 tỷ đồng. Cùng với đó là khoản phải thu dài hạn từ Công ty CP Hoàng Long Yến với hơn 2,8 tỷ đồng.

ACV cũng đã trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu này. Cụ thể, với Vietjet là hơn 552 tỷ đồng; Bamboo Airways là hơn 1.907 tỷ đồng; Vietnam Airlines hơn 141 tỷ đồng; Pacific Airlines hơn 760 tỷ đồng; Vietravel Airlines hơn 246 tỷ đồng; Công ty CP Hàng không Mê Kông hơn 25 tỷ đồng; Công ty CP Hoàng Long Yến hơn 2,8 tỷ đồng.

Theo ACV, đến cuối năm 2023, ACV đã phải trích lập dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.600 tỷ đồng từ các hãng hàng không trong nước, chiếm 40% các khoản phải thu khách hàng. Trong đó, phần lớn khoản nợ từ các hãng phát sinh trong giai đoạn Covid-19.

Khẳng định trong năm 2023, mặc dù đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhưng ACV thừa nhận kết quả thu hồi nợ và kế hoạch trả nợ của các hãng hàng không trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn để tiến tới thực hiện chế tài xử lý các hãng vi phạm hợp đồng.

N. Huyền

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Doanh số tháng 2 của FMC giảm 16% so với cùng kỳ (02/03/2024)

>   Khuyến mãi mạnh tay, lợi nhuận ngành ô tô “cài số lùi” (04/03/2024)

>   2 tháng đầu năm, doanh thu Dệt may TNG gần 900 tỷ đồng (02/03/2024)

>   “Đại gia” Jardine Cycle & Carriage lãi khủng 2023, riêng Thaco rơi hơn nửa lợi nhuận (02/03/2024)

>   PAS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

>   PEQ: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

>   VDB: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

>   VVS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

>   VUA: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

>   VQC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (01/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật