Thứ Năm, 01/02/2024 17:39

Lỗ thêm 230 tỷ trong quý 4, VNZ không đạt mục tiêu cả năm

Khoản lỗ ròng 230 tỷ trong quý 4/2023 đã khiến CTCP VNG (UPCoM: VNZ) thất bại trong việc giảm lỗ năm về dưới 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lỗ này cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.

Tình hình kinh doanh của VNZ trong quý 4 và cả năm 2023

Trong quý 4, VNZ đạt gần 1.2 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 7% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng đáng kể thêm 22%, lên gần 1.4 ngàn tỷ đồng. Sau khấu trừ, lãi gộp còn 787 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 12%.

Điểm tích cực của VNZ trong quý này là đã hạ được đáng kể chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhưng đây vẫn là 2 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng khá lớn. Doanh nghiệp cũng giảm được mảng lỗ khác về 42 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 152 tỷ đồng do chi phí dự phòng tổn thất tài sản).

Việc quản lý tốt được chi phí đã giúp kết quả quý 4 của VNZ cải thiện đáng kể. Kết thúc cuối quý năm, Doanh nghiệp lỗ ròng 230 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 khoản lỗ cùng kỳ (lỗ 654 tỷ đồng).

Lũy kế cả năm, VNZ có hơn 8.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với năm trước. Doanh nghiệp vẫn lỗ ròng 540 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 1,077 tỷ đồng). Nhìn chung, mức lỗ trong quý 4 đã khiến mục tiêu hạ lỗ ròng về 378 tỷ đồng của VNZ thất bại, nhưng cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể so với những gì đã làm vào năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Thời điểm kết thúc năm 2023, tổng tài sản của VNZ đạt hơn 9.7 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 9%. Tiền mặt và tiền gửi tăng 29%, lên gần 4 ngàn tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn từ khách hàng giảm nhẹ, còn 544 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận còn 214 tỷ đồng, chia 5 lần so với đầu năm, do đã hoàn thành dự án xây dựng VNG Data Center.

Đầu tư tài chính dài hạn giảm 17%, còn 1.2 ngàn tỷ đồng, với dự phòng tổn thất tăng mạnh lên 70 tỷ đồng (đầu năm 2.4 tỷ đồng), là dự phòng cho các khoản đầu tư vào một số đơn vị khác.

Theo BCTC riêng quý 4, giá trị đầu tư dài hạn của VNZ tăng 36%, lên hơn 4.8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ sở hữu tại Zion (đơn vị sở hữu ZaloPay) tăng từ 69.98% lên 72.654%, tương ứng giá trị đầu tư gần 3.4 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, trích lập dự phòng cuối kỳ gần 3.3 ngàn tỷ đồng (đầu năm gần 2.7 ngàn tỷ đồng). Công ty không thuyết minh chi tiết khoản dự phòng này kể từ quý 4/2022, nhưng theo BCTC quý 3/2022, ít nhất 2.27 ngàn tỷ đồng là dành cho CTCP Zion (đơn vị sở hữu ZaloPay).

Với các đơn vị liên kết, ngoại trừ Dayone có lãi (khoảng 8 tỷ đồng), các mảng đầu tư khác vẫn đang lỗ. Đơn vị lỗ nặng nhất là Tiki Global, với lỗ lũy kế hơn 510 tỷ đồng, bằng giá trị đầu tư ghi nhận đầu năm.

Bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn ghi nhận gần 4 ngàn tỷ đồng, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng mạnh lên hơn 865 tỷ đồng (đầu năm chỉ 44 tỷ đồng), là khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng TMCP để phục vụ dự án Trung tâm dữ liệu và sản xuất phần mềm. Nợ vay dài hạn tăng 55%, lên 618 tỷ đồng, cũng là các khoản vay ngân hàng.

Bất ngờ rút hồ sơ IPO tại Mỹ

Còn nhớ vào giữa năm 2023, VNZ là cái tên gây chú ý khi nối gót VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ, chào bán trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Nhưng đến tháng 9/2023, VNG đã trì hoãn kế hoạch IPO cho tới khi nhà đầu tư sẵn sàng đón nhận. Diễn biến gần đây nhất, VNG Limited đã công bố trên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) trong ngày 22/01/2024 về quyết định không IPO tại thời điểm này và lên kế hoạch trở lại trong tương lai.

Tuyên bố trên cũng không cung cấp thời điểm sẽ tiến hành lại quá trình IPO hay lý do cho việc rút hồ sơ nói trên. Phía VNG cũng từ chối trả lời bình luận về vấn đề này.

Theo thông tin từ Tech in Asia vào đầu tháng 10/2023, CEO VNG Lê Hồng Minh đã có những chia sẻ trong nội bộ về nguyên nhân công ty hoãn kế hoạch niêm yết tại Mỹ. Cụ thể, ông Lê Hồng Minh cho rằng các nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng với các đợt IPO của các công ty công nghệ ở châu Á.

“Tôi muốn VNG thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt nhất sau khi lên sàn. Bất chấp tình hình vĩ mô đầy thách thức trong năm 2023, tất cả hoạt động kinh doanh của VNG đều đang phát triển tốt và công ty đang nhìn thấy những cơ hội lớn trong nỗ lực toàn cầu và AI của mình”, ông Lê Hồng Minh chia sẻ.

CEO Lê Hồng Minh cũng cho biết, ban lãnh đạo công ty đã gặp gỡ hơn 120 nhà đầu tư toàn cầu trong năm qua để chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy vậy, hầu hết các nhà đầu tư đang chỉ đứng chờ và quan sát. “Tôi có niềm tin chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần”, ông Lê Hồng Minh khẳng định.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   DRH báo lỗ lịch sử năm 2023 (01/02/2024)

>   EIN: Báo cáo quản trị công ty năm 2023 (01/02/2024)

>   VCR: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (01/02/2024)

>   NAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (01/02/2024)

>   FIC: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (01/02/2024)

>   UDL: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/02/2024)

>   DTB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/02/2024)

>   PGT: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (công ty mẹ) (01/02/2024)

>   PGT: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (01/02/2024)

>   VFS: Báo cáo quản trị công ty năm 2023 (01/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật