Thứ Ba, 30/01/2024 15:34

Nhịp đập Thị trường 30/01: Bứt tốc cuối phiên

Gần như giằng co quanh ngưỡng tham chiếu trong cả phiên giao dịch ngày 30/01, tuy nhiên VN-Index chứng kiến sự tích cực ở cuối phiên chiều. Kết quả, chỉ số đóng cửa tại vùng gần 1,180 điểm, tăng gần 4 điểm. Sự đồng thuận cũng đến ở chỉ số HNX và UPCoM.

Trên VN-Index, 28 cổ phiếu tím trần và 414 cổ phiếu kết thúc trong sắc xanh, chiếm ưu thế hơn so với 287 mã đỏ và 13 mã sàn. Thanh khoản được cải thiện nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua và cũng cao hơn trung bình 5 phiên gần nhất.

Trong các cổ phiếu tác động lớn đến thị trường, BCM vẫn duy trì vai trò hỗ trợ cho đà tăng, với đóng góp gần 0.9 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, 3 cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm những cổ phiếu dẫn đầu kéo tụt điểm của VN-Index, gồm BID (-0.35 điểm), VCB (-0.27 điểm) và CTG (-0.13 điểm).

Xét theo nhốm ngành, cao su sắm vai ngành có mức tăng ấn tượng nhất (tăng 6.23%), nổi bật với 2 “ông lớn” DRCCSM tăng trần. Theo sau là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tăng 5.31%; bán lẻ tăng 2.3%, trong đó 2 “ông lớn” ngành ICTMWGFRT lần lượt tăng 1.79% và 4.79%.

Trong một phiên mà VN-Index tăng gần 4 điểm, chỉ có 4 nhóm ngành giảm điểm là sản xuất thiết bị máy móc, bảo hiểm, công nghệ thông tin và vản tải kho bãi. Tuy nhiên các mức giảm không kháng để, chỉ quanh ngưỡng 1%.

Khối ngoại mua ròng gần 248 tỷ đồng, cho thấy sự tích cực khi xuất hiện sự đảo chiều từ mức bán ròng đã có lúc đạt 100 tỷ đồng. Trong các cổ phiếu được mua ròng, STBPC1 nổi bật nhất với giá trị lần lượt hơn 87 tỷ đồng và hơn 84 tỷ đồng, cách xa nhóm xếp sau. Ở chiều ngược lại, VRE, KDCVNM là 3 cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất.

14h: Giằng co kéo dài, khối ngoại đảo chiều mua ròng

Áp lực bán bắt đầu lan tỏa hơn trên thị trường từ đầu phiên chiều, có lúc chỉ số VN-Index giảm về sát ngưỡng 1,174 điểm, tương ứng giảm gần 1.5 điểm, nhưng sau đó nhanh chóng lấy lại sắc xanh và hiện tại đang tạm thời ở mức gần 1,177 điểm. Khối ngoại cũng dần thu hẹp đà bán ròng và hiện tại đã chuyên sang mua ròng.

Trong các cổ phiếu tác động tích cực lên thị trường, BCM bứt tốc để vượt lên dẫn đầu, với mức đóng góp gần 0.8 điểm, bỏ xa nhóm phía sau là HDBGVR. Ngược lại, VCB vẫn là cổ phiếu tạo áp lực lớn nhất.

Điểm nhấn là việc khối ngoại “quay đầu” mua ròng, tập trung vào PC1 gần 78 tỷ đồng, STB gần 38 tỷ đồng. Dù vậy, mức mua ròng đang tương đối ít khi chỉ hơn 7 tỷ đồng, bởi VRE vẫn đang duy trì đà bán ròng mạnh so với các cổ phiếu còn lại, gần 122 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác cũng thuộc họ “Vin” đang bị bán ròng là VHM với hơn 25 tỷ đồng.

Nhóm bán lẻ đang cho thấy những tín hiệu tích cực hơn với sự dẫn đầu của MWG (tăng 1.68%), PNJ (tăng 0.44%) và FRT tăng 5.16%. Đáng nói, MWG có diễn biến khác tích cực sau thông tin chuỗi Bách hóa Xanh đạt mục tiêu hòa vốn trong tháng 12/2023 và được MWG kỳ vọng sẽ có lãi ròng trong năm 2024.

Ngoài bán lẻ, nhóm cao su đang tăng gần 5%, dịch vụ hỗ trợ tăng gần 4% và thủy sản tăng hơn 1%, đóng góp vào “sắc xanh” của thị trường.

HNX cũng đang có tín hiệu tích cực khi tăng gần 1 điểm, tốt hơn so với diễn biến trong phiên sáng. Ngược lại, UPCoM lại quay đầu giảm điểm nhẹ.

Phiên sáng: Khối ngoại gia tăng bán ròng, VCB đè chỉ số

Phe bán dần chiếm ưu thế hơn khi dần về cuối phiên sáng, VCB lấy đi hơn 1.2 điểm của VN-Index, đẩy chỉ số về gần vùng tham chiếu. Lực bán ròng của khối ngoại cũng được gia tăng lên gần 100 tỷ đồng.

Trong danh sách các cổ phiêu tác động tích cực đến điểm số thị trường, các cổ phiếu ngân hàng dần thất thế hơn và nhường vị trí lại cho những cái tên khác như GVR, BCM hay MSN. Ở chiều ngược lại, VCB ngày càng giảm nhiều hơn và lấy đi của thị trường hơn 1.2 điểm, đứng đầu danh sách tác động xấu đến thị trường.

Nhóm cao su tiếp tục bay cao khi tăng đến 4.44%, dẫn đầu bỏi DRC tăng 4.7% và CSM tăng kịch trần. Xếp sau là nhóm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ với những cái tên nổi bật gồm TV2 tăng 4.62%, ngoài ra KPFTV4 cũng ghi nhận tăng nhẹ.

Ở chiều hướng ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm mạnh nhất với sức ép từ OCH giảm 1.45%, thậm chí VNG còn giảm đến 5.64%.

Thanh khoản tiếp tục được cải thiện nhưng tốc độ có dấu hiệu chậm lại. Khối ngoại tiếp tục gia tăng đà bán ròng lên gần 100 tỷ đồng, tập trung bán VRE, VNM nhiều nhất. Ngược lại, nỗ lực mua ròng 57 tỷ đồng tại PC1 là không đủ để bù đắp.

10h30: Áp lực gia tăng, cổ phiếu ngân hàng chi phối thị trường

Sau những phút giằng co đầu phiên với phần thắng tạm nghiêng về phe mua, thì áp lực bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và phe bán đang dần cho thấy ưu thế. Đã có những phút mà chỉ số VN-Index “chuyển đỏ” khi giảm về dưới 1,175 điểm, nhưng phe mua kịp thời trở lại giúp sắc xanh quay trở lại tính đến thời điểm 10h30, ở mức gần 1,177 điểm, tương ứng tăng nhẹ 1 điểm, với thanh khoản tiếp tục được cải thiện so so với ngày hôm qua.

UPCoM cũng hòa chung sắc xanh với VN-Index nhưng mức tăng cũng không quá nhiều, chỉ khoảng 0.06 điểm, tương đương tăng 0.04%. Trong khi đó HNX giao dịch quanh tham chiếu.

ACBVCB vẫn là hai cổ phiếu ở “hai đầu chiến tuyến” khi ACB đóng góp điểm tăng lớn nhất thị trường (hơn 0.5 điểm) trong khi VCB lại tạo áp lực lớn nhất khi lấy đi của thị trường gần 0.3 điểm.

Khối ngoại là một phần tạo nên áp lực cho thị trường khi đang quay lại bán ròng gần 50 tỷ đồng, tập trung bán ròng VRE gần 39 tỷ đồng, VNM hơn 23 tỷ đồng. Ngược lại, một số cổ phiếu được mua ròng kể đến như HDB gần 18 tỷ đồng, PVS gần 16 tỷ đồng.

Xét theo lĩnh vực, nhóm sẩn phẩm cao su gây bất ngờ khi vượt lên dẫn đầu trong danh sách tăng mạnh nhất thị trường, nổi bật với DRC tăng 2.35%, CSM tăng 1.24%. Xếp sau lần lượt là nhóm khai khoáng, thủy sản, bán lẻ, bất động sản.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu thuộc nhóm tài chính khác như IPA hay OGC đang đứng đầu thị trường về mức giảm điểm.

Giằng co đầu phiên

Mở đầu phiên giao dịch ngày 30/01, VN-Index đang tăng nhẹ hơn 1 điểm và đang tạm vượt qua mức 1,177 điểm, với sự đóng góp tích cực của một số gương mặt đến từ nhóm ngân hàng như ACB, OCB, LPB, HDB, MBB hay CTG, bên cạnh các cổ phiếu khác như MSN, VHM hay HPG.

Ở chiều ngược lại, VCB tạo ra sức nặng khi đang là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường, tiếp đến là những cái tên như GAS và các cổ phiếu ngân hàng như BID, VPB, TCB hay SSB.

Thanh khoản có sự cải thiện hơn so với phiên hôm qua và đang nhỉnh hơn đôi chút so với trung bình 5 phiên gần nhất. Khối ngoại cũng đang tạm mua ròng nhẹ gần 2 tỷ đồng, mua mạnh nhất là PVS, HDBSTB, ngược lại top bán ròng có thể kể đến những cái tên như VRE, VIXVNM

Xét theo lĩnh vực, nhóm ngành khai khoáng đang có mức tăng ấn tượng nhất với sự dẫn đầu từ PVS (tăng 1.6%) và PVD (tăng 1.99%). Xếp sau là nhóm cổ phiếu thủy sản với những cái tên khá quen thuộc như VHC (tăng 1.1%), ANV (tăng 0.34%), FMC (tăng 0.46%). Ngoài ra, nhóm ngành bảo hiểm, vận tải biển hay bán buôn cũng đang có những diễn biến tịch cực đầu phiên.

Trái ngược với diễn biến “xanh” kể trên, các nhóm ngành lại mang sắc “đỏ” nổi bật có thể kể đến là bán lẻ với các ông lớn như MWG (giảm 0.11%), PNJ (giảm 0.11%) và FRT (giảm 1.38%). Trước tình hình sắp công bố BCTC hàng loạt trong bối cảnh sức mua thị trường còn yếu, không khó hiểu khi nhóm này đang chịu sức ép từ thị trường.

Cùng chiều với bán lẻ, vật liệu xây dựng cũng tạo áp lực lên thị trường với những cái tên giảm điểm như HSG (giảm 0.66%), VCS (giảm 1.25%) và NKG (giảm 0.81%), bất chấp hai ông lớn HPGVGC đang tăng nhẹ.

Ngoài ra, một nhóm ngành đáng chý khác là công nghệ thông tin cũng đang giảm với tác động từ FPT (giảm 0.31%).

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 30/01/2024: Tâm lý bi quan dần xuất hiện (29/01/2024)

>   Thị trường chứng quyền 30/01/2024: Bên bán trở lại dẫn dắt thị trường (29/01/2024)

>   Vietstock Daily 30/01/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm (29/01/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 29/01: Lực bán trở lại, VN-Index giảm về gần mức tham chiếu (29/01/2024)

>   Vietstock Weekly 29/01-02/02/2024: Vẫn còn tiềm ẩn rủi ro (28/01/2024)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 29/01-02/02/2024: Khối ngoại duy trì bán ròng mạnh (27/01/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 29/01-02/02/2024: Sắc xanh đã trở lại (28/01/2024)

>   Sự dịch chuyển ngành đang định hình cho chiến lược đầu tư trong nửa đầu 2024 (26/02/2024)

>   Chứng khoán Tuần 22-26/01/2024: Khối ngoại duy trì mua ròng (26/01/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 26/01: VN-Index tăng hơn 5 điểm (26/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật