Thứ Năm, 02/11/2023 09:20

Kinh doanh khó khăn, Vinalines có quý giảm thứ 4 liên tiếp

MVN công bố BCTC quý 3 với lãi ròng giảm 54% so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải khó khăn. Đáng nói, đây đã là quý thứ 4 liên tiếp mà lãi ròng của MVN giảm so với cùng kỳ.

 

Theo BCTC quý 3/2023, doanh thu thuần Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) trong kỳ đạt vượt 3,232 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ; chủ yếu do hoạt động vận tải giảm 35% về 1,034 tỷ đồng. Ngoài ra, một hoạt động khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu là khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải ghi nhận mức giảm 7%, đạt 1,682.3 tỷ đồng. Tổng doanh thu từ các hoạt động còn lại dù tăng đến 24% nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Hoạt động vận tải đánh dấu một quý kinh doanh khó khăn với biên gộp chỉ đạt 7%, tức giảm đến 28 điểm phần trăm, tương tự tại các hoạt động khác cũng ghi nhận biên gộp sụt giảm. Qua đó biên gộp MVN giảm 12.5 điểm phần trăm về mức 16.7%, lợi nhuận gộp đạt 540.7 tỷ đồng, giảm 52%.

Khó khăn của MVN còn đến từ khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết giảm 37% về 32.3 tỷ đồng và lợi nhuận khác giảm 73% về 5.2 tỷ đồng.

Điểm tích cực là doanh thu hoạt động tài chính tăng 72%, đạt 201.6 tỷ đồng trong khi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt giảm 31%, 26% và 38%.

Sau cùng, lãi ròng MVN giảm 54% về còn 267.6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, MVN ghi nhận doanh thu thuần đạt 9,418 tỷ đồng, giảm 15%; lãi ròng 888 tỷ đồng, giảm 51%. Như vậy, MVN đã có quý thứ 4 liên tiếp giảm so với cùng kỳ.

Diễn biến lãi ròng của MVN những quý gần đây

Năm 2023, MVN đặt ra kế hoạch kinh doanh hợp nhất với doanh thu hợp nhất 13,354 tỷ đồng và lãi trước thuế 2,330 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, MVN đã thực hiện lần lượt 76% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của MVN (Đvt: Tỷ đồng)

Cuối quý 3, tổng tài sản của MVN hơn 27,580 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản cố định hơn 9,282 tỷ đồng, chiếm đến 34%, chủ yếu là đội tàu biển, hệ thống cảng, kho bãi và phương tiện thiết bị.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 5,246 tỷ đồng, chiếm 19%, bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng tại các ngân hàng thương mại.

Một khoản mục khác cũng đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của MVN là tài sản dở dang dài hạn, ghi nhận giá trị gần 1,684 tỷ đồng, dù chỉ chiếm 6% tổng tài sản nhưng đã tăng đến 66% so với đầu năm. Trong đó, hai dự án có giá trị xây dựng dở dang lớn nhất là dự án bến container số 3, số 4 cảng cửa ngõ Lạch Huyện và dự án đầu tư xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2023 của MVN

Dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3, số 4 cảng cửa ngõ Lạch Huyện, thuộc khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng có chủ đầu tư là CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP). Dự án có tổng mức đầu tư 6,946 tỷ đồng, thời gian triển khai từ năm 2020 đến năm 2025. Tính đến ngày 30/09, dự án vẫn đang được thi công các hạng mục xây lắp chính.

Đây là dự án có quy mô bao gồm hai bến cho tàu đến 100,000 DWT (gần 8,000 Teus) với tổng chiều dài 750m, rộng 50m; bến sà lan, dịch vụ với tổng chiều dài 250m, rộng 15m cho cỡ tàu đến 3,000 DWT (gần 160 Teus); kè bảo vệ bờ; hệ thống bãi chứa hàng, đường giao thông, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ trên diện tích 47 ha; các thiết bị chính phục vụ khai thác.

Còn đối với dự án đầu tư xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, đây là dự án có quy mô 36.06 ha tọa lạc tại khu cảng Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM. Dự án có tổng vốn đầu tư 2,777 tỷ đồng với chủ đầu tư là CTCP Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, mục đích xây dựng nhằm thay thế cho khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội hiện hữu của cảng Sài Gòn.

Đến thời điểm 30/09, dự án đã hoàn thành 800m cầu cảng, hai kho chứa hàng, 118 ngàn m2 bãi chứa hàng và hiện vẫn đang trong quá trình vừa thi công, vừa xây dựng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng còn lại, vừa kết hợp khai thác trên các hạng mục đã hoàn thành. Thời gian dự kiến hoàn thành là tháng 9/2025.

Về cơ cấu nguồn vốn, MVN không vay nợ nhiều với tổng dư nợ hơn 3,316 tỷ đồng, chiếm 12% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến hiện tại đang âm 481.5 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức âm 649 tỷ đồng đầu năm nay.

Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu MVN giảm gần 6%, đạt 16,600 đồng/cp sau khi kết phiên giao dịch ngày 01/11, thanh khoản bình quân gần 1.8 ngàn cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu MVN từ đầu năm 2023 đến hiện tại

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   VIW: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (01/11/2023)

>   ILS: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (công ty mẹ) (01/11/2023)

>   SHN: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (công ty mẹ) (01/11/2023)

>   SCL: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/11/2023)

>   SCL: Ký HĐ kiểm toán (01/11/2023)

>   Tiết giảm chi phí, đại gia xăng dầu miền Tây lãi quý 3 gấp đôi cùng kỳ (01/11/2023)

>   FUEVN100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 31/10/2023 (01/11/2023)

>   FUEVFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/10/2023 (01/11/2023)

>   FUEKIVFS: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 31/10/2023 (01/11/2023)

>   FUEKIV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 31/10/2023 (01/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật