Thứ Ba, 16/05/2023 16:00

Dịch vụ 

Bước tạo đà vững chắc của Traphaco

Không còn những thuận lợi từ bối cảnh khách quan như cùng kỳ năm ngoái, song quý I năm nay, Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA) tiếp tục duy trì doanh số tương đương.

Giữ đà tăng trưởng các kênh chủ lực

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I của Traphaco cho thấy doanh thu đạt 620 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ. Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 100 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.

Điều này đã được dự phòng trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 bởi quý I năm ngoái là thời điểm đỉnh cao bán hàng của các nhà thuốc. Đầu năm, dịch bệnh covid-19 bùng nổ mạnh, tỷ lệ nhiễm COVID tăng rất nhanh nên người dân mua và tiêu thụ lượng lớn thuốc cũng như các sản phẩm y tế. Kế hoạch doanh thu ở kênh OTC của Traphaco đặt ra là 440 tỷ đồng, thực tế Công ty đạt doanh số 570 tỷ đồng, vượt cả 1 tháng doanh thu. Nhiều nhà thuốc đều cho rằng, quý I năm 2022 là thời điểm “hiếm có, khó gặp” trong kinh doanh với họ.

Bối cảnh năm nay đã khác, dịch bệnh được kiểm soát ổn định trở lại, thu nhập của người dân giảm sút với những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, có ảnh hưởng không nhỏ tới sức mua trên thị trường.

Bằng nhiều nỗ lực, Traphaco đã giữ vững doanh số. Doanh thu qua kênh OTC đạt 560 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch quý đặt ra, doanh thu kênh ETC đạt kế hoạch. Đây là kết quả đáng khích lệ trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động của quý I năm nay so với cùng kỳ.

Tìm hiểu sâu hơn về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trong quý I, được biết, đây là các khoản mục được thực hiện theo kế hoạch chiến lược của Công ty. Như nhiều doanh nghiệp trong ngành dược, quý I năm nay, Traphaco có 7 sản phẩm có số đăng ký hết hạn. Dự phòng cho phương án có thể chậm được cấp đăng ký lại, Traphaco đã chuẩn bị trước một lượng nguyên vật liệu và sản phẩm để duy trì chuỗi cung ứng liền mạch. Đây là một trong các nguyên nhân khiến chi phí đầu vào của Công ty tăng. Yếu tố thứ hai tác động đến chi phí là việc Traphaco áp dụng việc chia tách trình dược viên theo 2 mảng đông dược và ngoài đông dược trên toàn quốc. Điều này kéo theo chi phí đầu tư máy móc, xe cộ, chăm sóc khách hàng…

Sang quý II những yếu tố trên không còn nữa, sẽ góp phần gia tăng biên lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Thúc đẩy sản phẩm mới, làm mới kênh phân phối

Năm 2022, Traphaco đã đạt được kết quả ấn tượng về doanh thu thuần và lợi nhuận hợp nhất sau thuế, tăng trưởng kép 11% so với năm 2021, nằm trong nhóm tăng trưởng tốt trên thị trường về doanh thu và lợi nhuận ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của đại dịch toàn cầu.

Chiến lược bán hàng mới chia tách đông dược - ngoài đông dược đã giúp doanh thu ngoài đông dược tăng trưởng 37% so với năm 2021, vượt 25% kế hoạch. Trong 2 năm 2021-2022, Công ty đã tung ra 16 sản phẩm mới và nhanh chóng trở thành yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng, đạt doanh số 156 tỷ đồng, vượt 140% kế hoạch. Riêng năm 2022, doanh số sản phẩm mới đạt 74 tỷ đồng, vượt 54% kế hoạch.

Bước sang năm 2023, chìa khóa đảm bảo cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty là tiếp tục làm mới danh mục sản phẩm và tái cấu trúc kênh bán hàng.

Việc triển khai chia tách đông dược và ngoài đông dược sang các địa bàn khác trên toàn quốc được kỳ vọng đem lại sự tăng trưởng vững chắc ở cả hai mảng này. Trình dược viên am hiểu sâu về lĩnh vực mình phụ trách, có thời gian nhiều hơn để giới thiệu các sản phẩm chuyên biệt.

Mục tiêu ra mắt 19 sản phẩm mới trong năm 2023, tăng cường đưa các sản phẩm mới, đặc biệt là thuốc tương đương sinh học như nhóm thuốc kháng sinh azizi, claritra,  thuốc hạ mỡ máu timaro

DW-TRA  TimaRo (Rosuvastatin), thuốc trị viêm loét dạ dày DW-TRA RebaTot, thuốc trị sỏi mật UDCA…  phủ rộng hơn trên hệ thống kinh doanh OTC, ETC cũng là các mảng, miếng mới để Công ty phấn đấu.

Sản xuất thuốc viên tại nhà máy Trapaco Hưng Yên
Sản xuất thuốc kháng sinh
Dây chuyền sản xuất Thuốc nhỏ mắt

Khi Traphaco càng ngày càng đa dạng hóa những phương thức phát triển sản phẩm mới thông qua chuyển giao công nghệ, sản phẩm khai thác (nhập khẩu) cùng với hoạt động nghiên cứu và phát triển của chính công ty, sẽ cải thiện rõ rệt năng lực cạnh tranh và và tạo nét riêng biệt của Công ty trong ngành dược phẩm đang ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

Biểu đồ số liệu kinh doanh 5 năm

Năm 2023, Traphaco cũng đặt mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng qua các chuỗi nhà thuốc. Năm 2022, việc mở rộng phân phối qua 3-5 kênh nhà thuốc hiện đại đã  mang lại tăng trưởng doanh thu 60% so với năm 2022 (61.8 tỷ đồng vào năm 2021), kênh trực tuyến như thương mại điện tử tăng 50% (8.6 tỷ đồng vào năm 2021) cho Công ty.

FILI

Các tin tức khác

>   PGN: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (16/05/2023)

>   Lợi nhuận ngân hàng giảm tốc (16/05/2023)

>   PSN: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (16/05/2023)

>   PVG: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (16/05/2023)

>   SD4: Thông báo gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2023 (16/05/2023)

>   SPI: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (16/05/2023)

>   TAR: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (16/05/2023)

>   SBS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (16/05/2023)

>   VCM: Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 lần thứ 2 của Công ty đã không đủ điều kiện tiến hành Đại hội. (16/05/2023)

>   SD6: Phê duyệt kế hoạch, thời gian tổ chức ĐHĐCĐ 2023 (16/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật