Thứ Năm, 27/04/2023 07:02

Giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ lễ dài!

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua tuần giao dịch với diễn biến rung lắc đi kèm thanh khoản giảm mạnh. Dù vẫn có những điểm sáng tại những cổ phiếu đơn lẻ nhưng áp lực điều chỉnh tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chỉ số VN-Index mất điểm, xuống mức thấp nhất trong bốn tuần gần đây. Cụ thể, VN-Index giảm tổng cộng 9,9 điểm (tương đương 0,95%) xuống 1.042 điểm; HNX-Index giảm 0,3 điểm (tương đương 0,16%) xuống 206,9 điểm.

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong tuần qua. Ảnh minh họa: LÊ VŨ

Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi khối này tiếp tục bán ròng tuần thứ tư liên tiếp với giá trị 301 tỉ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại cho thấy trạng thái giằng co khi mua ròng nhẹ 55 tỉ đồng trên kênh khớp lệnh nhưng bán ròng đột biến 356 tỉ đồng trên kênh thỏa thuận.

Trên TTCK Mỹ, mùa công bố kết quả kinh doanh quí 1 là yếu tố tác động chính tới diễn biến của các chỉ số trong tuần qua. Cụ thể, cả ba chỉ số chính của Mỹ đều khép lại tuần trong sắc đỏ, với chỉ số Dow Jones giảm 0,23%, qua đó chấm dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp, Nasdaq Composite giảm mạnh nhất khi mất 0,42%, còn S&P 500 lùi 0,1%.

Theo dữ liệu từ FactSet, tính đến phiên cuối tuần trước, có 76% số công ty thuộc S&P 500 công bố báo cáo lợi nhuận với thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cao hơn dự báo từ các chuyên gia phân tích. Mặc dù vậy, kết quả trên đã không thể thúc đẩy giá cổ phiếu do các nhà đầu tư vẫn chưa hết lo ngại sự sụt giảm kết quả lợi nhuận dần xuất hiện đi kèm suy thoái kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

Mùa báo cáo lợi nhuận quí 1 của Mỹ sẽ tiếp diễn trong tuần này với kết quả công bố từ các công ty công nghệ lớn như Amazon, Alphabet, Meta Platforms và Microsoft.

Về các tin tức trong nước, ước tính số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán (CTCK) vào cuối quí 1-2023 khoảng 58.000 tỉ đồng, tiếp tục giảm khoảng 2.000 tỉ đồng so với con số cuối quí 4-2022. Nếu so với mức kỷ lục cuối quí 1-2022 là 100.000 tỉ đồng thì lượng tiền gửi bị rút ra xấp xỉ 42.000 tỉ đồng. Đây chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31-3-2023.

Số dư tiền gửi trong tài khoản nhà đầu tư chững lại trong bối cảnh lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong những tháng trở lại đây duy trì mức thấp. Kể từ khi lập kỷ lục gần 500.000 tài khoản mở mới trong tháng 5-2022, liên tục nhiều tháng sau đó lượng tài khoản mở mới sụt giảm. Riêng trong ba tháng đầu năm nay, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước chỉ đạt tổng cộng hơn 139.000 tài khoản.

Ngược với xu hướng giảm nhẹ của lượng tiền trong tài khoản nhà đầu tư, dư nợ cho vay tại các CTCK lại chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ. Theo ước tính, dư nợ cho vay của các CTCK tại thời điểm cuối quí 1-2023 vào khoảng 123.000 tỉ đồng, trong đó, dư nợ margin ước tính khoảng 118.000 tỉ đồng, tăng nhẹ 3.000 tỉ đồng so với cuối năm 2022.

Về các chính sách vĩ mô, điểm tích cực là thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai thêm các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công…

Bên cạnh đó, ngoài việc định hướng mặt bằng lãi suất giảm, Chính phủ cũng đang tích cực đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản. Trong ngày 23-4-2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.

Thời gian triển khai việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng là từ ngày thông tư này có hiệu lực (24-4-2023) đến hết ngày 30-6-2024. Thông tư này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để người vay tiếp tục quay vòng vốn, không bị đứt gãy về dòng tiền, qua đó đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì.

Về xu hướng TTCK, trong ngắn hạn, dù dòng tiền đang khá thận trọng trước kỳ nghỉ lễ dài song rủi ro với VN-Index không còn nhiều khi chỉ số này được nhận định đang hình thành vùng tích lũy cạn kiệt. Về dài hạn, thị trường vẫn đang vận động trong vùng tích lũy 1.000-1.100 điểm. Nhà đầu tư trung, dài hạn có thể tiếp tục giải ngân dần để đón đầu giai đoạn tăng giá mới sau kỳ tích lũy này. Hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng ổn định.

Thanh Thủy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   CII: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Dương Quang Châu (07/12/2023)

>   HOSE: Thống kê giao dịch tự doanh (ngày 07/12/2023) (07/12/2023)

>   TNM: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch với cổ phiếu TNM (07/12/2023)

>   AVF: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch (07/12/2023)

>   KSS: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch (07/12/2023)

>   KSS: Quyết định về việc duy trì diện đình chỉ giao dịch (07/12/2023)

>   AVF: Quyết định về việc đưa vào diện đình chỉ giao dịch (07/12/2023)

>   KSS: Thông báo về trạng thái chứng khoán của cổ phiếu KSS trên hệ thống giao dịch UPCoM (07/12/2023)

>   AVF: Thông báo về trạng thái chứng khoán (07/12/2023)

>   KHL: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch (07/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật