Thứ Sáu, 02/12/2022 11:31

Vinagame sắp miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT, bán toàn bộ cp quỹ giá hơn 1,260 tỷ đồng

CTCP VNG (Vinagame) dự định chào bán toàn bộ hơn 7.1 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ và miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT - vốn là những nhân sự nòng cốt của Công ty.

Trong tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, HĐQT Vinagame lấy ý kiến cổ đông xem xét và thông qua việc không phải chào mua công khai đối với nhà đầu tư được mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, Công ty chào bán là toàn bộ hơn 7.1 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ (chiếm 24.7% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Vinagame), với giá 177,881 đồng/cp. 

Số cổ phiếu này sẽ được chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán trong nước đáp ứng 3 yêu cầu: là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; không thuộc trường hợp không được mua cổ phần của Công ty; không phải là công ty con của Vinagame, và không cùng thuộc một công ty mẹ với Vinagame.

Trong tờ trình cổ đông, Vinagame công bố danh sách duy nhất 1 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dự kiến nhận chuyển nhượng là CTCP Công nghệ BigV. Hiện BigV sở hữu 1.6 triệu cp, tương đương tỷ lệ 5.7% Vinagame. Nếu mua toàn bộ số cổ phần tại Vinagame, Công ty sẽ nâng sở hữu lên 8.75 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 30.5%.

Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua và trong 90 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà ước có văn bản chấp thuận.

Nếu thành công, Vinagame ước tính thu về 1,264 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền sẽ được dùng để cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động, vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh để mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước, đầu tư hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với Công ty nhằm phát triển sản phẩm, củng cố thị phần và vị trí Công ty trong ngành internet.

Phương án sử dụng tiền từ đợt chào bán cổ phiếu quỹ của Vinagame.

BigV có vốn điều lệ đã góp là 101 tỷ đồng, được thành lập từ tháng 08/2021, người đại diện pháp luật là ông Ngô Vi Hải Long; hoạt động chính trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính, cụ thể là dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.

Vinagame cho biết BigV không thuộc trường hợp không được mua cổ phần của VNG; là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đáp ứng quy định; không phải công ty con của Vinagame, và cũng không cùng thuộc một công ty mẹ với Vinagame.

Cũng tại tờ trình ĐHĐCĐ bất thường, Vinagame xin ý kiến cổ đông việc miễn nhiệm với 3 thành viên HĐQT là ông Bryan Fredric Pelz, bà Byun Jung Won, và ông Vũ Việt Sơn; đồng thời tiến hành bổ sung thay thế cho nhiệm kỳ 2022 - 2025.

Thông tin về 3 thành viên HĐQT sắp miễn nhiệm của Vinagame:

Ông ông Bryan Fredric Pelz xuất phát từ Santa Cruz, California. Ông đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để khởi động các startup trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á, Thung lũng Silicon. Hơn 20 năm trước, ông từ sáng lập Normad.fd – cổng thông tin chiếm vị trí số 1 ở Pháp trong một thời gian dài. Năm 2004, ông là một trong những người đặt nền móng cho Vinagame. Ông đã đưa ra những tư vấn chiến lược cho nhà sáng lập Lê Hồng Minh (Chủ tịch HĐQT Vinagame hiện tại) trong những thời điểm khó khăn nhất của Công ty, góp phần không nhỏ để Vinagame có vị thế đứng đầu trong ngành internet ở Việt Nam hiện nay.

Bà Byun Jung Won tốt nghiệp cử nhân luật và học vị sau đại học của Đại học Hong Kong. Bà có thời gian làm cố vấn pháp lý tại DLA Piper – một công ty luật quốc tế với nhiều chi nhánh trên thế giới và Nomura Holdings – chuyên về tài chính trụ sở ở Nhật Bản.

Ông Vũ Việt Sơn là cử nhân tài chính và ngân hàng Đại học Luật TPHCM. Ông từng giữ chức Giám đốc kinh doanh của Vinagame hơn 10 năm. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng giải pháp thanh toán điện tử Softpin Online – nền móng để Vinagame phát triển ứng dụng ZaloPay và cổng thanh toán 123Pay.

Trước thời điểm công bố về ĐHĐCĐ bất thường, ngày 28/11, Vinagame chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký lưu ký tập trung, phục vụ việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty trên sàn giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý 3/2022, Vinagame lỗ ròng gần 138 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 15 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 09/2022, Công ty đã đầu tư vào CTCP Zion (đơn vị sở hữu ZaloPay) hơn 2.56 ngàn tỷ đồng, tăng 680 tỷ đồng so với đầu năm nhưng không thay đổi so với ngày 30/06. Tuy nhiên, Công ty đã trích lập thêm 214 tỷ đồng vào đơn vị này (cuối quý 2, tổng trích lập gần 2.06 ngàn tỷ đồng).

Nguồn: VNG

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   HPX: Đính chính báo cáo kết quả giao dịch NLQ của CĐNB - Chu Thị Lương (02/12/2022)

>   Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn của GEX (02/12/2022)

>   Công ty liên quan Chủ tịch đăng ký mua 2 triệu cp C47 (02/12/2022)

>   C47: Thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty TNHH VP INVEST (01/12/2022)

>   Gia đình Chủ tịch HPX đã bán giải chấp gần 42 triệu cp (01/12/2022)

>   LPB: Thông báo về đợt mua lại trái phiếu (01/12/2022)

>   VNM: Thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ F&N Dairy Investments PTE.LTD (01/12/2022)

>   NVL: Thông báo về ngày ĐKCC lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu (01/12/2022)

>   TNI: Nghị quyết và Biên bản họp HĐQT về việc thông qua chủ trương giao dịch mua bán hàng hóa với CTCP Thép Sài Gòn (bổ sung) (01/12/2022)

>   HPX: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của NCLQ NNB - Chu Thị Lương, Đỗ Quý Đường, Trần Thị Thái Bình (01/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật