Thứ Bảy, 03/07/2021 10:00

IR Awards 2021: Các vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Quá trình thực hiện khảo sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 2021 cho thấy việc chưa đáp ứng quy định chủ yếu rơi nhiều vào trường hợp công bố tài liệu hay nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên, báo cáo quản trị, doanh nghiệp bị nhắc nhở hay xử phạt do vi phạm công bố thông tin.

* Báo cáo khảo sát đầy đủ (Xem tại đây)

Kết quả khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin (CBTT) trên thị trường chứng khoán năm 2021 (tương ứng với giai đoạn 01/05/2020 – 30/04/2021) cho thấy có 335/724 doanh nghiệp chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chí khảo sát của IR Awards 2021, tương ứng với tỷ lệ 46.27%.

Nếu như trong năm 2020, việc chưa đáp ứng các quy định CBTT của doanh nghiệp tập trung vào các trường hợp công bố báo cáo tài chính quý và bán niên, thì trong năm 2021 các lỗi này đã giảm đi đáng kể. Thay vào đó, các trường hợp chưa đáp ứng quy định trong kỳ khảo sát 2021 chủ yếu rơi nhiều vào công bố tài liệu hay nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên (128 doanh nghiệp), công bố báo cáo quản trị (104 doanh nghiệp), doanh nghiệp bị nhắc nhở hay xử phạt do vi phạm CBTT (88 doanh nghiệp).

Nguồn: Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021 do chương trình IR Awards 2021 phát hành.

Dưới đây là các vấn đề cần doanh nghiệp niêm yết (DNNY) lưu ý để đảm bảo về hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán:

Hiểu rõ quy định về ngày công bố thông tin

Theo Thông tư 96/2020/TT-BTC, ngày CBTT là ngày thông tin xuất hiện trên một trong các phương tiện công bố thông tin sau:

a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin;

b) Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN);

c) Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK), phương tiện công bố thông tin khác theo Quy chế của Sở GDCK;

d) Trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

đ) Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử,...).

Trong trường hợp nghĩa vụ CBTT phát sinh vào ngày nghỉ ngày lễ, doanh nghiệp cần thực hiện CBTT trên website của doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ CBTT sau khi ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc.

Do đó, doanh nghiệp nên chủ động CBTT sớm hơn hoặc đăng tải ngay trên kênh mình có thể chủ động quản lý là website doanh nghiệp để hạn chế các vấn đề về ngày nghỉ/lễ hoặc phát sinh chậm trễ trong việc tiếp nhận và công bố đại chúng của các cơ quan chức năng.

Thực tế đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp gửi báo cáo đến cơ quan chức năng nhưng phải một vài ngày sau mới được công bố đại chúng trong khi quy định ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên một trong các phương tiện công bố thông tin theo quy định (không phải là ngày nộp báo cáo/thông tin cho UBCKNN/Sở GDCK).

“Chăm sóc tốt” cho website doanh nghiệp

Theo thông lệ, trang thông tin điện tử (website) là cổng giao tiếp thuận tiện và dễ dàng nhất để nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, bởi các hình thức khác như gửi thư điện tử đến bộ phận quan hệ cổ đông hay gọi điện thoại đến đúng phòng ban liên quan có thể sẽ tốn nhiều nguồn lực và thời gian của chính doanh nghiệp. Do đó, nếu cổng giao tiếp này được “chăm sóc tốt” sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc kết nối thông tin với nhà đầu tư.

Và để đáp ứng quy định về CBTT, website của doanh nghiệp phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin, đồng thời phải đảm bảo nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được các dữ liệu trên trang thông tin điện tử đó.

Trang thông tin điện tử phải có chuyên mục riêng về quan hệ cổ đông, trong đó phải công bố Điều lệ công ty, Quy chế công bố thông tin, Quy chế nội bộ về quản trị công ty (nếu có), Quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (nếu có), Bản cáo bạch (nếu có), các thông tin công bố định kỳ, bất thường, theo yêu cầu và các hoạt động khác.

Bên cạnh đó, mục quan hệ nhà đầu tư trên website không chỉ là nơi để nhà đầu tư tải về báo cáo tài chính, tài liệu ĐHĐCĐ thường niên… mà còn tìm kiếm các thông tin công bố liên quan đến cổ đông và nhà đầu tư.

Thực tế khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp không thể hiện thời gian đăng tải thông tin trên website, hay việc tìm kiếm thông tin không hề dễ dàng (ví dụ có trường hợp doanh nghiệp công bố tài liệu ĐHĐCĐ được đăng tải tại một đường dẫn (link) nhưng khi truy cập vào đường dẫn đó lại quay trở về nội dung công bố thông tin ban đầu mà không hề tải hay đọc được tài liệu cần tìm!). Việc các đường dẫn thông tin trên website không hoạt động cũng gây ra sự khó chịu không nhỏ. Doanh nghiệp cần chú trọng chăm chút cẩn thận trang thông tin điện tử để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp hơn trong mắt cộng đồng nhà đầu tư.

“Deadline” không phải lúc nào cũng là ngày cuối tháng

Theo quy định của Thông tư 155/2015/TT-BTC và Thông tư 96/2020/TT-BTC, hầu hết các thời hạn CBTT tính theo số ngày (30/ 45/ 60/ 90 ngày) chứ không phải tính đến giữa hoặc cuối tháng.

Ví dụ thời hạn công bố BCTC quý 4/2020 (trong trường hợp đã được gia hạn) là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tương đương vào ngày 30/01/2021 thay vì ngày cuối tháng là 31/01/2021.

Sự nhầm lẫn này cũng dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc không nằm trong danh sách đạt chuẩn công bố thông tin trong quá trình khảo sát CBTT các năm vừa qua vì trễ hạn công bố báo cáo chỉ một ngày.

Nguồn: Lịch CBTT năm 2021 do Vietstock phát hành

Bộ phận IR cần chủ động và chuyên nghiệp

Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp bị nhắc nhở do sơ suất trong việc chậm CBTT các hoạt động như giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh, thay đổi nhân sự, phát hành cổ phiếu, nghị quyết HĐQT, tiến độ sử dụng vốn, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

Theo giải trình của doanh nghiệp, nguyên nhân chậm trễ CBTT phần lớn là do chính nhân sự của bộ phận quan hệ cổ đông hoặc chưa phối hợp kịp thời với các bộ phận liên quan khác. Điển hình như trường hợp phòng ban chuyên môn không chuyển thông tin kịp thời đến bộ phận CBTT, nhân sự mới chưa nắm hết thủ tục, hoặc người CBTT không nắm đầy đủ quy định về các loại thông tin cần phải công bố, hoặc là hiểu nhầm về quy định CBTT.

Do đó, các DNNY cần xây dựng bộ phận IR chuyên trách để phối hợp giữa các bên cho quá trình CBTT của doanh nghiệp.

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   VGP: Thông báo về việc đưa cổ phiếu VGP ra khỏi diện bị cảnh báo (01/07/2021)

>   CKG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Quảng Trọng Sang (01/07/2021)

>   Cổ phiếu Tiki được định giá hơn 600,000 đồng/cp (01/07/2021)

>   SBBS: Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu Trưởng BKS (01/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Phục hồi nhẹ sau khi về test ngưỡng hỗ trợ (01/07/2021)

>   Yuanta: Khối ngoại bán ròng hơn 270 triệu USD cổ phiếu VNM (01/07/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Tập đoàn Đua Fat (DFF) (01/07/2021)

>   HNX: Bản công bố thông tin của Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) (01/07/2021)

>   NBT: Nghị quyết về việc thông qua Kế hoạch Lao động - Tiền Lương của Công ty năm 2021 (01/07/2021)

>   VJC: Tờ trình thông qua các báo cáo (01/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật