Thứ Hai, 10/02/2020 18:02

NHNN: Lấy ý kiến dự thảo thanh toán không dùng tiền mặt

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiến hành lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung). 

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định về TTKDTM đã tạo nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động thanh toán trong thời gian vừa qua, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ TTKDTM trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ và xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán, đòi hỏi các quy định về TTKDTM hiện hành cần thiết tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện.

Tại Dự thảo Nghị định dự kiến đưa ra tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 49% chỉ áp dụng cho các hoạt động trung gian thanh toán (không phải tất cả các công ty Fintech) để đăng tải công khai và xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong đó, nhiều ý kiến đồng tình với Dự thảo Nghị định cho rằng mục tiêu của NHNN đưa ra là phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, NHNN cũng nhận được các ý kiến khác xung quanh việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp, do dịch vụ trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ mới dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của công nghệ nên đầu tư nước ngoài đóng vai trò khá quan trọng, nếu hạn chế có thể ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng, Fintech nói chung. Ngoài ra, thực tế hiện nay có một số tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán lớn đã được cấp phép và có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vượt mức 49% nên cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp này.

NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ không đưa tỷ lệ giới hạn 49% vào Dự thảo Nghị định.

Ngoài ra, một trong những chính sách mới được đề cập trong Dự thảo Nghị định đó là dự kiến quy định hoạt động đại lý thanh toán. Theo Dự thảo, với mô hình giao đại lý, ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ,... Chính sách mới này nhằm mục tiêu hỗ trợ phổ cập tài chính sâu rộng hơn tới đông đảo người dân bằng việc tăng cường đưa dịch vụ tài chính tới những người dân vốn trước đây chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa,.. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng mà không phải mở rộng mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Bức tranh nợ xấu ngân hàng năm 2019 (11/02/2020)

>   Dịch nCoV làm thay đổi kênh đầu tư (10/02/2020)

>   Dịch vụ ủy thác thanh toán lương của LienVietPostBank - Giải pháp dành cho doanh nghiệp (08/02/2020)

>   Đồng USD 'khởi sắc' giữa dịch bệnh Corona (07/02/2020)

>   NHNN: Xem xét giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng thiệt hại do cúm Corona (07/02/2020)

>   Ông Trần Phương Bình nhận thế chấp trái phép dự án 'vàng' (06/02/2020)

>   Con trai Chủ tịch SHB gom vào gần 36 triệu cp (06/02/2020)

>   MB chưa bán hết 23 triệu cp quỹ (06/02/2020)

>   Một chủ tài khoản ngân hàng bị 'bốc hơi' 54 triệu (06/02/2020)

>   Ngân hàng nào niêm yết đầu tiên trên sàn chứng khoán? (05/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật