Thứ Tư, 26/02/2020 11:00

BID - Bài test sinh tử

Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) dường như đang đi vào chu kỳ điều chỉnh. Kết quả test vùng rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan.

* Vốn hóa BIDV ‘tan biến’ gần 21,000 tỷ đồng sau rao bán nợ xấu

* BIDV muốn đấu giá hơn 1,265 tỷ đồng nợ của Vinaxuki

Những đợt giảm mạnh là “truyền thống”

Mặc dù BID là cổ phiếu có vốn hóa thuộc hàng top nhưng cổ phiếu này lại thường xuất hiện những đợt lao dốc khiến nhà đầu tư “thót tim”.

Sau khi tạo đỉnh vào tháng 09/2015, giá BID đã lao dốc liên tục và kéo dài đà giảm đến tận tháng 01/2016. Chỉ trong vòng vài tháng, giá đã mất đến hơn 40% giá trị.

Một trường hợp tương tự cũng đã diễn ra trong trong giai đoạn tháng 04/2018 tới tháng 07/2018. Quá trình điều chỉnh lần này còn khủng khiếp hơn khi giá mất hơn 50% giá trị chỉ trong vòng khoảng 3 tháng.

Nguồn: VietstockUpdater

Sự tồn tại của chu kỳ 12 tháng

Nếu quan sát sự dịch chuyển của BID từ năm 2017 đến nay thì nhà đầu tư có thể nhận thấy rằng cứ sau 12 tháng giá lại tạo đáy và đánh dấu sự trở lại của xu hướng tăng trưởng.

Điển hình là vào giai đoạn tháng 07/2018, BID đã tạo đáy quanh vùng 21,000-22,000 và bật tăng trở lại.

Gần đây nhất là tháng 06/2019, giá cũng tạo đáy và tăng rất mạnh trong 6 tháng sau đó. Đỉnh lịch sử của BID (tương đương vùng 54,000-56,000) cũng xuất hiện trong đợt tăng này.

Theo cách tính này thì đáy tiếp theo của BID sẽ rơi vào khoảng giữa năm 2020.

Nguồn: VietstockUpdater

Bài test sinh tử

Hiện tại, giá đang test lại vùng 43,500-46,000 (vùng đỉnh cũ đã bị phá vỡ của tháng 04/2018). Đây có thể coi là bài test sinh tử của BID.

Nếu vùng trên trụ vững thì giá có thể tiếp tục quá trình tăng trưởng (dự kiến sẽ không quá mạnh mẽ như năm 2019).

Tuy nhiên, nếu vùng trên bị phá vỡ hoàn toàn thì kịch bản điều chỉnh “sốc” trong quá khứ có thể lặp lại một lần nữa. Theo nguyên lý đối xứng thì thậm chí giá có thể về vùng 34,000-36,000 trong trường hợp ngưỡng 43,500-46,000 bị phá vỡ. Vì vậy, nhà đầu tư cần hết sức chú ý trong các phiên tới.

Nguồn: VietstockUpdater

Theo lý thuyết sóng Elliott, giá đang nằm trong sóng 4 điều chỉnh. Do sóng 2 điều chỉnh khá ít và có cấu trúc đơn giản nên sóng 4 được giới phân tích dự kiến sẽ có nhiều phiên rung lắc mạnh và phức tạp. Mục tiêu của sóng 4 dự kiến sẽ rơi vào vùng 41,000-43,000.

Việc canh mua ở giai đoạn hiện tại chỉ nên dành cho các nhà đầu tư yêu thích mạo hiểm. Những ai đã mua vào BID cần phải nhanh chóng bán cắt lỗ ngay khi vùng 43,500-46,000 bị phá vỡ hoàn toàn.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/02: Hỗ trợ tại vùng 885-900 điểm (25/02/2020)

>   Ngày 25/02/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/02/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/02: Falling Window xuất hiện (24/02/2020)

>   Tuần 24-28/02/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/02/2020)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24-28/02/2020 (23/02/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/02: Doji xuất hiện (21/02/2020)

>   STK - Relative Strength cho tín hiệu tốt (24/02/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/02: Tiếp tục sideway (20/02/2020)

>   Ngày 20/02/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/02/2020)

>   Chuyện gì đang xảy ra với VIC? (19/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật