Thứ Sáu, 17/01/2020 13:46

Mỹ chính thức điều tra Minh Phú về trốn thuế chống bán phá giá

Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã triển khai điều tra chính thức để xác định xem liệu CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) và các công ty con có trốn thuế chống bán phá giá đối với một số loại tôm nước ấm đông lạnh nhập từ Ấn Độ để xuất khẩu lại sang Mỹ.

* MPC: “Bỏ nhập tôm từ Ấn Độ cũng không ảnh hưởng gì nhiều”

* Minh Phú bị cáo buộc né thuế chống bán phá giá đối với tôm

* MPC: Doanh thu xuất khẩu tháng 12/2019 giảm hơn 43% 

CBP cho biết vào ngày 09/10/2019, Tổng cục Thi hành Luật Phòng vệ Thương mại Mỹ (TRLED) thuộc Văn phòng Thương mại Mỹ đã khởi động điều tra theo Luật Thực thi và Bảo vệ (EAPA) nhằm vào MPC sau khi nhận được cáo buộc từ Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Ad Hoc – một liên minh bao gồm những tổ chức và doanh nghiệp đại diện cho những người thu hoạch và bán tôm của Mỹ.

AHSTEC cho rằng Minh Phú cùng với những công ty con như thủy sản Minh Quý, Thủy sản Minh Phát và Minh Phú Hậu Giang, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ vào Việt Nam và sau đó xuất khẩu đến Mỹ.

Minh Phú chưa phản hồi về thông tin trên trong ngày thứ Năm (16/01). Theo dữ liệu từ AHSTEC, Minh Phú nhập khẩu 16,800 tấn và 23,800 tấn tôm đông lạnh từ Ấn Độ tương ứng trong năm 2017 và 2018. AHSTEC cũng nộp dữ liệu cho thấy, từ đầu năm 2018, đã có 1,512 đợt chuyển hàng sản phẩm tôm Ấn Độ được chuyển tới Minh Phú hoặc Minh Phú Hậu Giang.

Sau khi xem xét cáo buộc này, TRLED phát hiện ra cáo buộc này hợp lý khi cho rằng Minh Phú cố gắng né tránh thuế chống bán phá giá thông qua việc nhập khẩu tôm đông lạnh có xuất xứ từ Ấn Độ sang Việt Nam và đã không báo cáo hàng hóa nhập khẩu là từ Ấn Độ.

CBP cũng triển khai điều tra sơ bộ để tìm kiếm thêm bằng chứng.

Dựa trên cáo buộc và bằng chứng hiện tại, CBP đang áp các biện pháp tạm thời, thông qua đó lượng hàng tôm nhập khẩu chưa thanh toán từ Minh Phú sau ngày 18/09/2018 sẽ bị điều chỉnh để phản ánh rằng những hàng hóa này chịu thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Ấn Độ.

CBP thông báo họ tạm ngưng xử lý đối với bất kỳ hoạt động nhập khẩu tôm từ Mseafood vào hoặc sau ngày 09/10/2019 – thời điểm cuộc điều tra bắt đầu. CBP sẽ yêu cầu tất cả các đơn hàng nhập khẩu trong tương lai của MSeafood phải thông qua "nhập cảnh trực tiếp", tức là “tất cả các chứng từ nhập cảnh và tiền gửi phải được cung cấp" phải được cung cấp trước khi hàng hóa vận chuyển được CBP cho phép nhập vào Mỹ”.

John Williams, Giám đốc điều hành Hiệp hội Tôm miền Nam, cho biết ông cảm thấy vui vì động thái của CBP.

“CBP một lần nữa cho thấy họ nghiêm túc chống lại những hành vi trốn thuế chống bán phá giá tiềm ẩn”, ông Williams cho biết trong một tuyên bố.

Cáo buộc về Minh Phú bắt đầu từ một lá thư gửi đi vào ngày 17/05/2019 của Đại diện Mỹ Darin LaHood. Trong đó, Đại diện Mỹ Darin LaHood yêu cầu CBP khởi động điều tra về các cáo buộc cho rằng Minh Phú có khả năng tránh thuế bán phá giá đối với tôm nhập từ Ấn Độ. Trong lá thư này, Đại diện Mỹ Darin LaHood cáo buộc Minh Phú mua lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, thực hiện gia công nhỏ ở Việt Nam và sau đó xuất khẩu trở lại đến Mỹ thông qua công ty con MSeafood dưới dạng sản phẩm Việt Nam.

Vương Đông (Theo Seafood Source)

FILI

Các tin tức khác

>   TVB: Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (17/01/2020)

>   REE: Thông báo công văn của UBCKNN về chấp thuận gia hạn thời gian công bố BCTC năm tài chính 2020 (17/01/2020)

>   NBB: Thông báo công văn của UBCKNN về chấp thuận gia hạn thời gian công bố BCTC năm tài chính 2020 (17/01/2020)

>   PGI: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2019 (17/01/2020)

>   LBM: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2019 (17/01/2020)

>   ELC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2019 (17/01/2020)

>   VPG: Nghị quyết HĐQT về việc thế chấp tài sản tại Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng (17/01/2020)

>   VHC: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 13 (17/01/2020)

>   TLD: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2019 (17/01/2020)

>   Chứng khoán Bản Việt tự tin tăng trưởng lợi nhuận năm 2020  (17/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật