Thứ Hai, 16/12/2019 11:40

Thị trường con bò của chứng khoán Mỹ là minh chứng bạn nên hành động khi mọi thứ có vẻ u ám nhất

Hãy triển khai phòng ngừa cho các vị thế trong danh mục, lúc nào cũng phải cảnh giác. Hãy xác định mức chịu đựng rủi ro và không mua bất kỳ thứ gì khiến bạn trăn trở mỗi đêm. Tất cả những lời khuyên đầu tư tại giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 lúc nào cũng cho thấy sự thận trọng vô cùng lớn.

Vậy mà thị trường con bò trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tồn tại và đứng vững trong 10 năm qua mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố đáng sợ như chiến tranh thương mại, đợt phá giá tiền tệ của Trung Quốc… Sau khi điều chỉnh rủi ro – hoặc nói chính xác hơn là mức độ biến động mà nhà đầu tư chứng khoán phải chịu, đà tăng của chỉ số S&P 500 kể từ ngày 31/12/2009 sắp trở thành mức tăng mạnh nhất trong bất kỳ thập niên nào kể từ ít nhất là những năm 1950.

Những nhà lý luận luôn nói rằng muốn có tỷ suất sinh lợi cao trong đầu tư đòi hỏi bạn phải chấp nhận rủi ro cao hơn và họ cho rằng bạn phải gan lắm mới dám mua cổ phiếu trong năm 2009. Vậy mà con đường của thị trường chứng khoán sau đó chỉ có tăng mà thôi.

Mức biến động giá cổ phiếu giảm khi lãi suất đi xuống. Điều này một lần nữa minh chứng rằng phần thưởng trên thị trường chứng khoán thường đến khi chẳng mấy ai mong chờ chúng.

“Bạn nên hành động quyết liệt hơn khi mọi thứ có vẻ u ám nhất – đó rõ ràng là một bài học đáng giá”, Bill Stone, Giám đốc đầu tư tại Avalon Investment & Advisory, cho hay. “Dĩ nhiên, không thể nào biết được điều đó trong thực tế”.

Những cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 mang lại tỷ suất sinh lợi 249% trong 10 năm qua, gấp 1.2 lần so với mức trung bình lịch sử. Nhưng cùng lúc đó, đây là thập niên đầu tiên không xảy ra thị trường con gấu – được định nghĩa là giảm 20% so với đỉnh. Dĩ nhiên là có 6 lần thị trường điều chỉnh 10%, nhưng chưa đủ để đặt dấu chấm hết cho thị trường con bò.

Tỷ lệ Sharpe – một thước đo được nhiều chuyên gia trên Phố Wall theo dõi – cho thấy sự dễ dàng khi đầu tư cổ phiếu trong giai đoạn 10 năm qua. Tỷ lệ này theo dõi thành quả cổ phiếu so với trái phiếu Chính phủ và mức độ biến động mà nhà đầu tư chứng khoán phải chấp nhận. Với mức gần bằng 1, tỷ lệ Sharpe đang ở mức tốt nhất ít nhất là kể từ khi Dwight Eisenhower còn là Tổng thống Mỹ, theo dữ liệu từ Bloomberg.

Điều này không có nghĩa là mọi thứ thuận buồm xuôi gió. Vào tháng 5/2010, thị trường đổ đèo chóng vánh, rồi đến cuộc khủng hoảng trái phiếu châu Âu trong năm 2011 và 2012, rồi đến đợt phá giá tiền tệ của Trung Quốc trong năm 2015. Tại thời điểm này, cuộc chiến thương mại toàn cầu đang làm nhà đầu tư “đau cả đầu”. Xuất hiện quá nhiều yếu tố có thể làm đảo ngược thế giới. Vậy mà thị trường con bò vẫn đứng vững ở đó.

Để hiểu rõ cảm nhận của nhà đầu tư, hãy nhìn vào 2 chỉ số đo lường tâm lý căng thẳng của nhà đầu tư. Một là chỉ số đo lường tần suất xuất hiện những bài báo đề cập đến sự bất ổn về chính sách kinh tế. Chẳng có gì ngạc nhiên khi chỉ số này ở mức cao ngất ngưởng trong thập niên vừa qua, nhưng lại có tác động quá ít tới nhà đầu tư. Hãy xem xét đến chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall. Mặc dù biến động hết lần này đến lần khác, nhưng xét chung chỉ số này đã giảm về các mức thấp.

Xét đến những gì mà các ngân hàng trung ương đã thực hiện, những biến động của chỉ số trên cũng hợp lý. Gần như mỗi lần xuất hiện điều gì đáng sợ trên báo chí, ngân hàng trung ương lại xuất hiện và cứu vớt thị trường. Ví dụ mới nhất là: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ 180 độ, triển khai cắt giảm lãi suất 3 lần sau khi chứng khoán Mỹ ghi nhận tháng 12/2018 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái. Với sự hỗ trợ từ Fed, nỗi lo sợ về tăng trưởng đã thuyên giảm đáng kể.

Một phần là do dường như mọi thứ có vẻ sắp đổ vỡ khi chẳng có điều gì có thể khiến nhà đầu tư cảm thấy phấn khích. Mặc dù sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, nhưng các vị giám đốc điều hành (CEO) không thể triển khai các kế hoạch đầu tư. Trong mùa báo cáo lợi nhuận gần nhất chỉ số theo dõi chi tiêu vốn của Bank of America chạm mức đáy 10 tháng. “Có rất ít dấu hiệu của đầu tư hoặc bong bóng định giá”, Jeremy Zirin, Trưởng bộ phận cổ phiếu Mỹ tại UBS Global Wealth Management, cho hay. “Tình hình hoàn toàn trái ngược với thời điểm trước khi xảy ra hai cuộc suy thoái trước”.

Một số chuyên gia cho rằng mức biến động thấp của cổ phiếu là do tình kình kinh tế ít động. Thật vậy, mặc dù nhà đầu tư cho rằng rủi ro đang ở mức cao, nhưng các yếu tố cơ bản vẫn ổn định. GDP Mỹ tăng trưởng 1.6-2.9% trong 9 năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 2% trong năm 2019. Dựa trên độ lệch chuẩn, đây là giai đoạn biến động thấp nhất kể từ năm 1930.

Đà tăng không ngừng nghỉ của thị trường chứng khoán Mỹ đã làm phức tạp hóa kế hoạch của các quỹ đầu cơ – vốn đặt cược vào cả vị thế mua và vị thế bán. Kể từ cuối năm 2009, họ chỉ mang lại tỷ suất sinh lợi 4.3%/năm, thấp hơn chỉ số S&P 500 gần 9 điểm phần trăm, theo dữ liệu của Bloomberg và Hedge Fund Research. Rõ ràng, chỉ số S&P 500 đang tăng mạnh đến nỗi khó mà đánh bại được.

Các quỹ tương hỗ cũng không bắt kịp với đà tăng của thị trường. Chẳng hạn như các quỹ đầu tư cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong giai đoạn 10 năm qua, chỉ 8% các quỹ này đánh bại được chỉ số S&P 500, dữ liệu từ Morningstar cho thấy. Đây là mức tỷ lệ thành công cực thấp, Jeffrey Ptak, Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Morningstar, cho hay.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Chiến lược mua 10 cổ phiếu có lợi suất cổ tức cao nhất gây thất vọng năm 2019 (16/12/2019)

>   Thỏa thuận Mỹ - Trung 'cởi trói' nhóm cổ phiếu công nghệ (14/12/2019)

>   Phố Wall gần như đi ngang khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại ban đầu (14/12/2019)

>   JPMorgan khuyến nghị mua cổ phiếu, bán vàng trong năm 2020 (13/12/2019)

>   Tài sản quỹ ETF có thể tăng gấp 10, lên 50 ngàn tỷ USD trong thập kỷ tới? (13/12/2019)

>   ThaiBev muốn IPO để thoái vốn khỏi Sabeco? (13/12/2019)

>   S&P 500 leo lên kỷ lục mới khi Mỹ chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (13/12/2019)

>   Vốn hóa của Saudi Aramco chạm ngưỡng 2 ngàn tỷ USD (12/12/2019)

>   Lãi khủng mức nào nếu bắt đáy loạt cổ phiếu 'siêu' blue-chips thời khủng hoảng? (12/12/2019)

>   Những CEO danh giá nào đã rời ghế "nóng" trong năm 2019? (12/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật