Thứ Ba, 02/07/2019 09:21

Dịch vụ

Hé lộ giá giao dịch mua 19.5 triệu cp FCN của cổ đông Nhật Bản

Nhà đầu tư Nhật Bản mạnh tay mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng và công trình ngầm mà không màng đến giá?

Trong đầu quý 2/2019, CTCP FECON (HOSE: FCN) công bố đã thực hiện phát hành thành công 19.5 triệu cổ phiếu, thông qua chuyển đổi trái phiếu cho cổ đông chiến lược là Raito Kogyo Co., Ltd đến từ Nhật Bản. Sau phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của FECON đã tăng lên 1,138.48 tỷ đồng.

CTCP Chứng khoán Dầu khí cho biết sau khi hoàn thiện thủ tục cho nhà đầu tư Nhật Bản, FCN đã thực hiện truyền tải ngày lập tức các thông tin cho cổ đông và nhà đầu tư. Tổng giá trị giao dịch của thương vụ được hé lộ ở mức gần 526 tỷ đồng (bao gồm cả hai phần nội dung phương thức tham gia của Raito), do đó PSI tính toán và ước lượng, giá phiếu FCN mà Raito Kogyo thực hiện mua tối thiểu ở mức 27,000 đồng/cp. Và như vậy, doanh nghiệp Nhật Bản này đã nâng mức sở hữu FECON lên mức trên 19% vốn điều lệ mà không phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố giá giao dịch đàm phán.

Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2019, qua kênh công bố thông tin đại chúng, những tên tuổi Nhật Bản lớn như MAEDA CORPORATION, Raito Kogyo, v.v… là những tập đoàn lớn, có tên tuổi và thương hiệu trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, công trình ngầm đã tham gia mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn của một số doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh trên cùng lĩnh vực. Cách thức đầu tư cho thấy hoạt động này không đơn thuần là hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn…

Theo Trung Tâm Phân Tích - Công ty CP Chứng khoán dầu khí (PSI), trong một số thương vụ mà nhà đầu tư Nhật Bản tham gia vào cổ phiếu ngành xây dựng, lĩnh vực công trình ngầm, giá đàm phán không phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu cho việc quyết định. Có vẻ như nhà đầu tư Nhật đang có niềm tin mãnh liệt vào tiềm năng phát triển dài hạn của thị trường này tại Việt Nam.

Trước thương vụ với FCN, vào tháng 3.2019, Maeda Corp cũng đã tham gia vào Công ty Cổ phần Vinaconex 6 (VC6 – HNX).

Chia sẻ về việc đầu tư vào FECON, phía Raito Kogyo đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường xây dựng Việt Nam nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung, đặc biệt là tại các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến công trình ngầm, nhiệt điện và năng lượng... Điều này là do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng sẵn có còn kém và tốc độ phát triển kinh tế cao. Thêm nữa, cơ chế hợp tác công-tư (PPP) tạo ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các đơn vị ngoài nhà nước như FECON. Các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có đặc thù diện tích lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đặc biệt các dự án đường, cầu, cảng. Vì vậy, thi công nền móng chiếm tỷ trọng cao hơn trong chi phí thi công đối với các dự án này so với dân dụng và công nghiệp. Do vậy, khả năng thi công nền móng sẵn có của FCN được tận dụng khi FCN trở thành nhà phát triển cơ sở hạ tầng – vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà thầu thi công. Đây cơ hội cho cả Raito Kogyo và FECON trong việc chuyển giao, tiếp nhận và triển khai hiệu quả các công nghệ xây dựng tiên tiến trên thế giới.

Điện mặt trời – Miếng bánh đang được các nhà đầu tư nhắm tới, không chỉ những nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Theo PSI đánh giá, đây là lĩnh vực mới, nhận được nhiều sự quan tâm của các DN trong vài năm trở lại đây, trong đó có cả những doanh nghiệp xây dựng, BĐS, công trình ngầm và hạ tầng như FECON, Bim Group… Hiện tại, bên cạnh việc đảm nhiệm và hoàn tất vai trò thi công 04 dự án gồm Vĩnh Hảo 6, Sunseap, Hồng Phong, Sơn Mỹ, FECON đã hoàn thành việc xây dựng và nhận được giấy công nhân vận hành thương mại tại dự án Nhà máy Điện Mặt trời Vĩnh Hảo 6 – do đơn vị này trực tiếp đầu tư. Đây là dự án năng lượng tái tạo do Công ty cổ phần FECON hợp tác đầu tư cùng với Tập đoàn năng lượng Acwa Power (Ả rập Xê út), với  tổng vốn đầu tư 1.361 tỷ đồng, trên diện tích 60 ha với công suất thiết kế 50 MWp.

Như vậy, Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 đã “cán đích” trước hạn 30/6 để được hưởng mức giá ưu đãi 9,35 cent/kWh cho 20 năm vận hành dự án. Đây cũng là dự án đầu tư năng lượng đầu tiên của FECON trong chiến lược “đi bằng hai chân” - triển khai song song hai mảng là Đầu tư và Thi công.

Tiếp nốii thành công của dự án Vĩnh Hảo 6, FECON còn tham vọng với định hướng trong những năm tới sẽ có 5-6 dự án năng lượng tái tạo như Vĩnh Hảo 6 (giai đoạn 2); các dự án điện gió tại Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre; dự án điện mặt trời tại Bình Phước.

Công ty cũng đặt mục tiêu ba năm tới ít nhất mỗi năm sẽ đầu tư một dự án và hoàn thành hai dự án đến 2021 mang về lợi nhuận ước tính chiếm 20-25% tổng lợi nhuận toàn công ty. Từ năm 2023 trở đi, trong số 50% lợi nhuận đến hoạt động đầu tư, mảng năng lượng tái tạo có thể tạo ra 60% lợi nhuận đó.

Nhà đầu tư nước ngoài “mặn mà”, nhà đầu tư trong nước “chờ đợi”?

Sau các thương vụ tham gia chiến lược thành công, một số doanh nghiệp ngoài việc công bố thông tin theo qui định, cũng đã “cởi mở” chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư và các công ty chứng khoán đã có điều kiện tham khảo thông tin sâu sắc, được gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đại diện doanh nghiệp. Lý giải sự hiện diện của Raito với những kì vọng dài hạn về thị trường ngành, các CTCK được phỏng vấn cũng cho rằng lĩnh vực mà FECON tham gia có triển vọng tăng trưởng tích cực. Dựa trên báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, mức định giá tham khảo cho cổ phiếu FCN dao động trong khoảng từ 18,000 đến 22,000 đồng/cp với nhiều khuyến nghị mua nắm giữ hoặc nắm giữ.

Doanh thu thuần của FCN quý 1/2019 đạt 490.6 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế Quý 1/2019 của FCN đạt 37.2 và 29.3 tỷ đồng, tăng 30.6% và 26.06%. Như vậy, Quý 1/2019, Công ty hoàn thành 11.68% kế hoạch doanh thu năm 2019 và 8.23% kế hoạch LNST năm 2019. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng. Nguyên nhân là do một số Dự án có biên lợi nhuận tốt được triển khai và nghiệm thu trong các tháng cuối năm, chủ yếu đến từ các DA FDI, và các DA Công nghiệp trọng điểm bao gồm DA Hóa dầu Long Sơn, Hòa Phát Dung Quất, ĐH Phenikaa, CEO Vân Đồn, VinCity… 

FILI

Các tin tức khác

>   HTT đặt mục tiêu 2019 có lãi 6 tỷ đồng sau một năm "trầy trật" (02/07/2019)

>   VIE: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 (02/07/2019)

>   HDA: Ký hơp đồng kiểm toán BCTC năm 2019 (02/07/2019)

>   CVN: Ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2019 (02/07/2019)

>   DTD: Ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2019 (02/07/2019)

>   BXH: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC 2019 (02/07/2019)

>   KHS: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ phiếu. (02/07/2019)

>   KST: Ký hợp đồng với đơn vị kiểm toán BCTC 2019 (02/07/2019)

>   DL1: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (02/07/2019)

>   DL1: Nghị quyết Hội đồng quản trị (02/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật