Thứ Sáu, 22/03/2019 16:59

KSA: Nguyên Chủ tịch Phạm Thị Hinh bị khởi tố về tội thao túng cổ phiếu

Ngày 22/3/2019, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được văn bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội về việc khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA), xảy ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Cụ thể, qua quá trình điều tra, căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 12/03/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ngày 21/03/2019 đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bà Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 211 Bộ Luật hình sự.

Bà Phạm Thị Hinh sinh năm 1973, hộ khẩu thường trú: Tổ 20A, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận và Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật Công ty cổ phần chứng khoán VSM (tính đến 31/01/2019).

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra vụ án.

Được biết bà Hinh không còn là Chủ tịch HĐQT KSA từ tháng 09/2018.

Đại gia trong nhóm cổ phiếu họ K

Trên thị trường chứng khoán, nếu ai quan tâm đến nhóm cổ phiếu khoáng sản họ K gồm CTCP Khoáng Sản Hòa Bình (HNX: KHB), CTCP Khoáng sản Luyện kim Màu (HNX: KSK) và CTCP Khoáng sản & VLXD Hưng Long (HNX: KHL) thì không thể không biết vai trò quan trọng của bà Phạm Thị Hinh.

Bà Hinh từng tham gia mua cổ phần trong các đợt phát hành cho cổ đông chiến lược của KHB, KHL và KSK.

Điều đặc biệt, bà Hinh chỉ mới xuất hiện tại các tổ chức này từ năm 2014. Cụ thể, tại ĐHĐCĐ 2014, dàn HĐQT của KHB được thay mới hoàn toàn, trong đó bà Phạm Thị Hinh (nắm 4.16% vốn) giữ chức Chủ tịch thay cho bà Đỗ Thị Cẩm Thúy. Cổ đông lớn của KHB gồm CTCP Phương Trung đã nắm giữ gần 42%, CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình sở hữu 26.64%.

Tháng 3/2014, bà Hinh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch KHL, sau đó bà mua 20% vốn từ đợt phát hành, còn Tài Nguyên Sài Gòn mua 35% vốn. Tuy nhiên, trong tháng 7/2015 vừa qua, bà Hinh và tổ chức này đã gần như thoái hết vốn khỏi KHL.

Ngược lại, không xuất hiện trong dàn lãnh đạo mới của KSK tại ĐHĐCĐ thường niên 2014, nhưng bà Hinh cũng đã trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này khi gom 8.37% vốn trong đợt phát hành hồi tháng 7/2014.

Trước đó, bà cũng đã từng kênh qua các chức vụ quan trọng khác tại 3 công ty chứng khoán là An Bình (ABS), phố Wall (WSS) và Quốc gia (NSI).

Tại KSA, bà Hinh được bầu làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 26/03/2015. KSA sau đó phát hành 67 triệu cp cho cổ đông hiện hữu và chiến lược. Trong đó, Chủ tịch Phạm Thị Hinh cũng đăng ký mua được 1.4 triệu quyền mua, trên tổng số 1.5 triệu quyền mua đăng ký.

Đến kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2018 của KSA diễn ra vào tháng 9/2018 thì bà Hinh đã từ nhiệm chức Chủ tịch. Sau đó HĐQT cũng thống nhất đơn từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của bà Hinh.

Trước Đại hội diễn ra 2 ngày, bà Hinh đã có tâm thư tố giác nhóm đối tượng "đục nước béo cò". Theo bà Hinh, mục đích của nhóm này là chia rẽ nội bộ Công ty, gây mất đoàn kết, mất phương hướng, niềm tin của các nhà đầu tư để rồi họ "đục nước béo cò" liên kết với một số cá nhân và công ty chứng khoán thu gom cổ phiếu với giá rẻ nhằm chiếm quyền, thâu tóm Công ty như họ đã từng làm với chính cổ phiếu KSA trước đây và một số công ty khác. 

PC

FILI

Các tin tức khác

>   PCG: Liên tục vi phạm công bố thông tin, mẹ của thành viên HĐQT bị phạt 25.5 triệu đồng (22/03/2019)

>   Không công bố thông tin, SDE bị “tuýt còi” (22/03/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 22/03: Giữ vững sắc xanh (22/03/2019)

>   Những “tấn bi kịch” trên sàn chứng khoán Việt (25/03/2019)

>   22/03: Đọc gì trước giờ giao dịch? (22/03/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 22/03 (22/03/2019)

>   Chuyện ở PVR: Ủy viên đăng ký thoái vốn trong khi vợ gom hơn 12 triệu cổ phiếu? (21/03/2019)

>   Vi phạm công bố thông tin, thêm 2 trường hợp bị xử phạt (21/03/2019)

>   Hạn cuối để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên là ngày nào? (21/03/2019)

>   Nếu không gia hạn, doanh nghiệp phải tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (21/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật