Thứ Năm, 10/01/2019 17:29

Chứng khoán Việt có thể tăng 18% trong năm 2019?

Tâm lý lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam lên rất cao vào đầu năm 2018, nhưng sau khi làn sóng bán tháo diễn ra, tâm lý lạc quan dần nhường chỗ cho sự thận trọng. Và năm 2019 cũng vậy, nhà đầu tư rất lạc quan vào thời điểm đầu năm.

Chỉ số VN-Index có thể tăng lên 1,049 điểm vào cuối tháng 12/2018, tức tăng 18% trong năm 2019, dựa trên ước tính bình quân của 9 chuyên viên phân tích, nhà đầu tư và các chiến lược gia tham gia vào cuộc thăm dò của Bloomberg News. Vào tháng 2/2018, các nhà quan sát thị trường kỳ vọng VN-Index tăng 23% trong cả năm 2018, vậy mà cuối năm, chỉ số này lại ghi nhận mức lao dốc 9.3%. Liệu thảm cảnh có lặp lại trong năm 2019?

“Quan điểm của chúng tôi về triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực trong cả năm 2019, trong đó triển vọng Việt Nam có phần lạc quan hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực”, Lawrence Brader, đồng quản lý danh mục đầu tư của quỹ quản lý tài sản PXP Vietnam Smaller Companies Fund, nhận định. Công ty của ông, PXP Vietnam Asset Management, quản lý 110 triệu USD tài sản tính tới tháng 11/2018.

Ông Brader kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ vượt đỉnh năm 2018 và nhận thấy khả năng cao là chỉ số này sẽ tăng gấp đôi so với mức hiện tại trong vòng 2-5 năm tới”. VN-Index chạm tới mức kỷ lục 1,204 điểm trong tháng 4/2018, tức chỉ số này phải tăng hơn 35% trong năm 2019 thì mới có thể lập mức kỷ lục mới.

Các chuyên viên phân tích đề cập tới một số yếu tố giúp họ lạc quan về thị trường:

- Tăng trưởng kinh tế ổn định: GDP Việt Nam tăng trưởng hơn 5%/năm kể từ năm 2000.

- Mức định giá rẻ: Hệ số P/E của VN-Index ở mức 14 lần (so với ước tính lợi nhuận cho 12 tháng tới), giảm từ mức 20 lần trong tháng 4/2018.

Sau 6 năm chỉ số VN-Index tăng hơn 6%/năm – bao gồm cả mức tăng vọt 48% trong năm 2017, năm 2018 cũng khởi đầu đầy lạc quan. Vào đầu tháng 4/2018, chỉ số này còn tăng 22% so với thời điểm đầu năm, trước khi mọi thứ bắt đầu chuyển xấu. Bỗng dưng, chỉ sau 1 tháng, VN-Index bất ngờ rơi vào thị trường con gấu. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ cộng với tác động từ cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung đã khiến đồng USD tăng vọt.

Rủi ro năm nay phần lớn sẽ xuất phát từ bên ngoài, trong đó cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là tâm điểm chú ý, các chuyên viên phân tích cho hay. Đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và đà hồi phục của giá dầu cũng là những “cơn gió ngược chiều” đối với thị trường Việt Nam.

“Có quá nhiều bất ổn ngoài kia”, Michel Tosto, Giám đốc phòng kinh doanh và môi giới tổ chức tại Công ty chứng khoán Bản Việt, cho biết. “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ có phần yên ắng hơn. Nhà đầu tư sẽ muốn đa dạng hóa và việc đầu tư vào cả cổ phiếu lẫn trái phiếu không phải là một ý tồi”.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể suy giảm đôi chút – kỳ vọng ở mức 6.6% (trong năm 2018, GDP Việt Nam tăng trưởng 7.08%), nhưng ông cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ vẫn mạnh và đồng nội tệ sẽ tiếp tục có thành quả vượt trội hơn phần lớn đồng tiền khác trong khu vực trong năm 2019.

Sau đây là mục tiêu cuối năm 2019 của VN-Index từ một số công ty:


Nguồn: Bloomberg

Lawrence Brader nhận định: “Thị trường vẫn còn tương đối rẻ so với các chỉ số khác trong khu vực và chúng tôi tiếp tục tìm kiếm giá trị và cơ hội tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực. Cơ hội để gia tăng tỷ trọng sở hữu cổ phiếu với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ tại mức định giá hợp lý là khá rõ ràng”.

Bernard Lapointe, Giám đốc nghiên cứu tại Công ty chứng khoán Rồng Việt, cho rằng: “Chỉ số VN-Index sẽ dao động trong phạm vi khá hẹp giữa 900 và 1,000 điểm. Tôi cho rằng kịch bản này có xác suất xảy ra là 70%. Việc chỉ số có tăng/giảm vượt phạm vi này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố tiêu cực về địa chính trị và vĩ mô mà chúng ta đang đối mặt hoặc có thể phải đối mặt trong tương lai”.

Ông nói thêm: “Vấn đề lớn nhất của VN-Index xuất phát từ bên ngoài. Trong nước, tăng trưởng EPS khá ổn, mặc dù chúng tôi đã hạ triển vọng tăng trưởng nói chung. Tiền Đồng đã ổn định trở lại và Ngân hàng Nhà nước đang quản lý kỳ vọng lạm phát rất tốt”.

Shamoon Tariq, Phó Tổng Giám đốc đầu tư tại Quỹ quản lý tài sản Tundra Fonder, nhận định: “Chúng tôi nhận thấy các thị trường mới nổi và cận biến biến động mạnh trong năm 2018, chủ yếu là do các đợt nâng lãi suất của Fed ở Mỹ, đồng USD và bất ổn về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Điều này đã mang mức định giá của Việt Nam về mức hấp dẫn”. “Chúng tôi đang đánh giá tình hình địa chính trị ở Việt Nam, nhưng vẫn có quan điểm lạc quan về Việt Nam nói chung”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 10/01: HOSE giật mình, HNX run rẩy (10/01/2019)

>   10/01: Đọc gì trước giờ giao dịch? (10/01/2019)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Công trình Đô thị Sóc Trăng (USD) (09/01/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/01 (10/01/2019)

>   Thị phần môi giới HNX năm 2018: SSI về nhất, xếp sau là VND và HSC (09/01/2019)

>   09/01: Đọc gì trước giờ giao dịch? (09/01/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 09/01 (09/01/2019)

>   112 cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 1/2019 trên HNX (08/01/2019)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) (08/01/2019)

>   KBC - Đắt hay rẻ? (09/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật