Thứ Hai, 15/10/2018 06:30

Tuần 15-19/10/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: ASM, FPT, GMD, GTN, HAG, HAR, HDG, NDN, PLXSHS.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

ASM – CTCP Tập đoàn Sao Mai

Sau khi xuất hiện Falling Window và giảm điểm sâu phiên 11/10/2018 thì ASM đã có sự hồi phục nhẹ trong phiên 12/10/2018. Tuy nhiên giá chỉ giằng co quanh mức tham chiếu với khối lượng thấp nên rủi ro cho nhà đầu tư là lớn.

Giá nằm dưới các đường MA ngắn và trung hạn nên xu hướng giảm vẫn đang chi phối

MACD cho tín hiệu bán và nằm dưới đường 0 cho thấy khả năng rung lắc vẫn xảy ra

Khối lượng giao dịch tiếp tục thấp hơn so với mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Nếu điều này không được cải thiện trong các phiên tới thì rủi ro sẽ tăng cao.


                                                                 

FPT – CTCP FPT

FPT có sự hồi phục tích cực sau phiên giảm sâu ngày 11/10/2018. Tuy nhiên giá vẫn bám sát Lower Band của Bollinger Bands nên khả năng rung lắc vẫn xảy ra.

Giá đang có dấu hiệu test lại đường MA 100 ngày và đường trendline trung hạn (tương đương vùng giá 44,000-45,000) sau khi breakout.

Khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên nên rủi ro cho nhà đầu tư là không lớn.

GMD – CTCP Gemadept

Giá đang nằm dưới đường middle của Bollinger Bands nên xu hướng giảm điểm vẫn chưa bị đảo ngược.

Chỉ báo Stochastic Oscallitor và MACD đều cắt xuống dưới đường tín hiệu nên khả năng rung lắc vẫn xảy ra.

Khối lượng gần mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư không quá bi quan.

Đường MA 100 ngày (tương đương vùng giá 25,000-26,500) là vùng hỗ trợ tốt của GMD trong ngắn hạn.

GTN – CTCP GTNFoods

GTN có phiên hồi phục tốt sau khi test thành công đường hỗ trợ MA 50 ngày (tương đương vùng giá 10,200-10,500)

Giá nằm dưới đường middle của Bollinger Bands nên khả năng rung lắc vẫn xảy ra trong ngắn hạn.

MACD nằm trên đường 0 nên rủi ro giảm sâu không lớn. Khối lượng giao dịch thấp dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

HAG – CTCP Hoàng Anh Gia Lai

Giá nằm dưới Lower Band của Bollinger Bands nên khả năng rung lắc khá cao.

MACD cho tín hiệu bán và nằm dưới đường 0.

Giá đang nằm dưới các đường MA trung hạn nên xu hướng giảm vẫn đang chi phối.

 

HAR - CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền

Giá cắt xuống dưới Lower Band của Bollinger Bands nên xu hướng giảm vẫn chưa bị đảo ngược.         

Giá nằm dưới đường MA 50 ngày và MA 100 ngày nên xu hướng giảm vẫn được ủng hộ.

Khối lượng sụt giảm nhiều so với mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Giá hồi phục sau khi test về vùng đáy tháng 07/2018 và cuối tháng 08/2018 (tương đương vùng giá 4,700-5,000). Đây cũng là vùng hỗ trợ quan trọng với HAR cho giá trong thời gian tới. Nếu thủng vùng này thì rủi ro giảm sâu sẽ lớn.

HDG – CTCP Tập đoàn Hà Đô

Giá đang nằm dưới đường middle của Bollinger Bands nên khả năng rung lắc sẽ xảy ra.

MACD nằm dưới đường 0 nên rủi do giảm sâu không lớn.

Giá nằm trên đường MA 100 ngày và MA 200 ngày nên xu hướng tăng vẫn được ủng hộ.

Vùng MA 100 ngày và MA 200 ngày (tương đương vùng giá 32,000-34,000) cũng là vùng hỗ trợ tốt nếu rủi ro giảm điểm xảy ra.

NDN - CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng

Giá nằm trên đường middle của Bollinger Bands nên xu hướng tăng vẫn chưa bị đảo chiều.

MACD test lại đường tín hiệu và duy trì vị thế nằm trên đường 0 cho thấy rủi ro giảm sâu bất ngờ không lớn.

Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Đường MA 50 ngày và MA 100 ngày (tương đương vùng giá 14.200-14.400) là vùng hỗ trợ tốt cho NDN trong thời gian tới.

PLX - Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam

Giá xuất hiện nến xanh tăng điểm trở lại sau khi nhận được hỗ trợ từ đường MA 100 ngày.

MACD cho tín hiệu bán và đang test về đường 0 nên khả năng rung lắc sẽ xảy ra.

Khối lượng giao dịch thấp dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Nếu điều này không được cải thiện thì rủi ro sẽ tăng cao.

Đáy của tháng 07/2018 tương đương vùng giá 51,000-55,000 là vùng hỗ trợ tốt  cho PLX trong thời gian tới.

SHS – Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội

Giá cắt xuống dưới Lower Band của Bollinger Bands nên xu giảm vẫn tiếp diễn.  

Khối lượng sụt giảm so với mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Giá đang ở khá gần đáy cũ tháng 07/2018 tương đương vùng 11,000-13,000. Việc mua vào khi giá về vùng này được giới phân tích kỹ thuật ủng hộ mạnh mẽ.

 

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/10/2018 (14/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật nhóm cổ phiếu thực phẩm đồ uống – Tháng 10/2018: SAB (16/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/10: Khả năng hồi phục được cải thiện (12/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/10: Giảm rất mạnh (11/10/2018)

>   Ngành bất động sản đứng trước bước ngoặt cực kỳ quan trọng (17/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ngành thực phẩm, đồ uống - Tháng 10/2018: VNM (11/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ngành thực phẩm, đồ uống - Tháng 10/2018: VNM (11/10/2018)

>   Ngày 11/10/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/10: Liên tục giằng co (10/10/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/10: Cầm máu tạm thời (09/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật