Thứ Ba, 16/01/2018 11:25

VEPR: Tỷ lệ tín dụng trên GDP đang tiến gần mức thời kỳ bất ổn, tiềm ẩn rủi ro

Tín dụng của Việt Nam cuối năm 2017 đã ở mức khoảng 135% GDP, cao hơn các quốc gia có trình độ phát triển tương đương. Theo VEPR, tỷ lệ này đang tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó, và có thể dẫn tới rủi ro đối với cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tính tới thời điểm 20/12/2017, tăng trưởng tín dụng đạt 16.96% so với đầu năm, không chênh nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước (2015 là 17.02% và 2016 là 16.46%). Cập nhật thông tin này theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng đến cuối năm tăng trưởng 18.17%. Theo VEPR, mức tăng này chưa đạt mục tiêu tăng trưởng 21% do Chính phủ đề ra.

Cũng theo thông tin từ VEPR, trong năm 2017, tăng trưởng huy động 14.5%, thấp hơn so với mức 16.88% của cùng kỳ 2016. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn huy động nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn được đảm bảo nhờ việc NHNN mua 7.5 tỷ USD trong cả năm, trong khi chỉ hút vào gần 31,000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Mặt bằng lãi suất huy động được giữ ổn định trong cả năm với lãi suất huy động VNĐ dài hạn trên 12 tháng phổ biến tại 6.4-7.2%. Trong năm, NHNN đã ban hành quyết định có hiệu lực từ ngày 10/7/2017 về việc giảm 0.25%/năm các lãi suất điều hành và giảm 0.5%/năm lãi suất cho vay nhiều lĩnh vực trong bối cảnh lạm phát ở mức thấp. Theo đó, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện  cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thanh khoản hệ thống ổn định tạo điều kiện cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được giữ ở mức thấp trong năm 2017. Tuy lãi suất có tăng nhẹ trở lại trong quý 4/2017 nhưng lãi suất qua đêm và 1 tuần của cả quý cuối năm bình quân vẫn ở mức thấp, lần lượt là 0.88% và 1.06%.

Tín dụng năm 2017 tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp, thương mại với 78% tổng tín dụng, giúp giải thích phần nào mức tăng trưởng ấn tượng ở khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ.

Tuy nhiên, trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng của Việt Nam cuối năm 2017 đã ở mức khoảng 135% GDP, cao hơn các quốc gia có trình độ phát triển tương đương. Theo VEPR, tỷ lệ này đang tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó, và có thể dẫn tới rủi ro đối với cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng.

Tuy cung tiền tăng trưởng thấp hơn năm 2016 hơn 2 điểm %, tỷ lệ M2/GDP năm 2017 đạt khoảng 165% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức 146% của năm 2016, VEPR cho rằng NHNN cần bắt đầu thận trọng với tốc độ tăng cung tiền vì có khả năng dẫn tới bùng phát lạm phát trong thời gian tới khi các ảnh hưởng trễ phát huy tác dụng.

* NHNN: Kế hoạch tín dụng 2018 tăng 17%

* NHNN: Năm 2017 tín dụng tăng trưởng 18.17%

Anh Đức

FiLi

Các tin tức khác

>   Bắt nhân viên ngân hàng giả mạo chứng từ, thụt két hơn 8 tỉ đồng (16/01/2018)

>   Thống đốc Lê Minh Hưng “nhắc” Vietinbank kiểm soát nợ xấu (16/01/2018)

>   Bất ngờ giảm lãi suất - Tại sao lại chọn ở thời điểm này? (16/01/2018)

>   Toàn bộ số tiền tăng vốn 4,500 tỷ đồng VNCB đã sử dụng (16/01/2018)

>   Đã nhận được hồ sơ xác nhận ông Trần Bắc Hà nhập cảnh và khám bệnh tại Singapore từ 07/01 (16/01/2018)

>   Sacombank mở tài khoản trực tuyến cho doanh nghiệp mới thành lập (15/01/2018)

>   Sacombank bán toàn bộ hơn 81 triệu cp quỹ (16/01/2018)

>   Sau ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch TPBank cũng không đến tòa (15/01/2018)

>   DATC muốn bán khoản đầu tư tiền gửi hơn 111 tỷ đồng tại ALCII (15/01/2018)

>   Ông Trần Bắc Hà làm gì sau khi nghỉ hưu? (15/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật