Thứ Hai, 02/07/2012 19:01

Giá gas trong nước lạc nhịp với thế giới

Tính từ tháng 3 đến nay, giá gas trên thị trường thế giới đã giảm hơn một nửa nhưng giá bán lẻ trong nước chỉ giảm được 1/3.

Cụ thể, vào đầu tháng 3, giá gas bán lẻ trong nước được các công ty đầu mối đẩy lên mức phổ biến 480.000 đồng/bình 12 kg, cao nhất trong lịch sử với lý do giá hợp đồng (CP) giao tháng 3 vọt lên mức 1.205 đô la Mỹ/tấn. Ở thời điểm đó, thuế nhập khẩu mặt hàng gas được Bộ Tài chính áp là 5%.

Đến hôm nay, cũng theo các công ty đầu mối, giá CP đã giảm liên tiếp 4 tháng liền để về mức 597,5 đô la Mỹ/tấn. Nếu so với mức giá kỷ lục của tháng 3, giá CP hàng giao tháng 7 đã giảm hơn một nửa. Thuế suất thuế nhập khẩu cũng bằng 5% như tháng 3. Vậy nhưng, giá gas bán lẻ sau nhiều lần điều chỉnh thì vẫn còn mức phổ biến 315.000 đồng/bình 12kg, giảm khoảng 165.000 đồng/bình 12kg, tương đương 1/3.

Các con số trên đang cho thấy tỷ lệ giảm của giá thế giới và trong nước không tương đồng.

Trả lời thắc mắc này của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), chủ sở hữu của thương hiệu gas SP và cũng là Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết không có gì bất hợp lý bởi giá CP chỉ là một phần trong công thức tính giá bán lẻ. Không cho biết giá CP có vị trí cụ thể như thế nào trong cơ cấu tính giá nhưng bà Mẫn khẳng định có ảnh hưởng lớn.

Cũng theo bà Mẫn, ngoài giá CP còn phải tính đến các yếu tố cấu thành giá khác như premium (chi phí vận chuyển, bảo hiểm…) và các chi phí vận hành, từ lương nhân viên đến phân phối. Các yếu tố này, suốt thời gian qua không giảm. Ngoài ra, tỷ giá cũng đã tăng nhẹ từ tháng 3 đến nay.

Vì vậy, giá gas bán lẻ không thể giảm một nửa như giá CP. “Nó cũng giống như cước taxi, vận tải vậy. Xăng giảm rồi nhưng có thấy hãng nào giảm được tương ứng đâu. Vì xăng chỉ là một trong các yếu tố cấu thành”, bà Mẫn lấy ví dụ.

Trong khi đó, một trưởng phòng kinh doanh của một công ty đầu mối khác, khi nghe câu hỏi này đã không trả lời được với lý do cách tính giá bán lẻ khá phức tạp và premium đã tăng trong thời gian qua.

Lâu nay, giá gas bán lẻ trong nước luôn là một câu hỏi lớn đối với người tiêu dùng khi luôn duy trì ở mức cao. Các công ty đầu mối cũng gây ra nhiều “điều tiếng” khi liên tục giảm giá cho tổng đại lý, đại lý, “bao giá” từ cuối tháng nhưng rất ít khi giảm giá trực tiếp cho người tiêu dùng. Mức lợi nhuận gộp của đại lý lên tới hàng chục ngàn đồng/bình gas 12kg, còn các công ty đầu mối thì cũng báo cáo lãi lớn với cổ đông. Cuối cùng, chịu thiệt thòi nhất, vẫn là người tiêu dùng, luôn phải mua hàng giá cao.

Minh Tâm

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Vietsovpetro phát hiện vỉa dầu mới (02/07/2012)

>   Nguồn cung dầu mỏ của OPEC xấp xỉ mức cao nhất (02/07/2012)

>   Giá gas giảm 36.000 đồng/bình 12kg (01/07/2012)

>   DN xăng, dầu phải đăng ký giá trước khi điều chỉnh (29/06/2012)

>   Bốc hơi hơn 3%, dầu xuống dưới 78 USD/thùng (29/06/2012)

>   Xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm mạnh trong tháng 6 (22/06/2012)

>   Không nên trì hoãn giảm giá xăng (21/06/2012)

>   Không được lợi dụng tăng thuế để tăng giá gas (20/06/2012)

>   Giá bán lẻ gas rục rịch tăng từ 21/6 (20/06/2012)

>   Chính thức áp thuế nhập khẩu gas lên 5% (20/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật