Thứ Tư, 18/07/2012 23:19

Kiểm toán Nhà nước:

“Để quỹ bình ổn xăng dầu ở kho bạc sẽ minh bạch”

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho rằng, nếu quỹ bình ổn xăng dầu để tại doanh nghiệp xăng dầu như hiện nay thì rất khó minh bạch, dễ dẫn đến tính trạng “quỹ ảo”.

Tại buổi họp báo công báo kết quả kiểm toán 2011 niên độ về ngân sách 2010 vào hôm nay 18.7 tại Hà Nội, đối với nội dung trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc trích lập quỹ ngay cả khi doanh nghiệp kinh doanh lỗ là nguyên nhân tạo nên “quỹ ảo” và kiến nghị nên chuyển quỹ này từ "két" doanh nghiệp sang Kho bạc Nhà nước để tạo sự minh bạch.

Ông Khái giải thích thêm, do cơ chế trích quỹ hiện quy định cả khi lỗ hay lãi thì doanh nghiệp vẫn phải trích và thậm chí do trình độ quản lí, vốn khác nhau nên các doanh nghiệp lỗ lãi khác nhau nên đều ohair trích quỹ như nhau dẫn đến bất cập trong cơ chế. “Thường thì lãi mới trích quỹ để khi lỗ thì dùng quỹ bù đắp, song việc trích như vừa qua là bất cấp và cần cơ chế khác”, ông Khái nói.

Thêm nữa, theo ông, cơ chế quỹ nằm tại doanh nghiệp trong bối cảnh chưa thường xuyên công khai và chưa có điều kiện kiểm tra nhiều dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dùng quỹ làm nguồn vốn để kinh doanh. Vì vậy, kiểm toán Nhà nước cho rằng để việc trích lập quỹ bình ổn được công bằng thì nên chuyển quỹ này qua kho bạc nhà nước thay vì để lại tại doanh nghiệp. “Nếu để lại tại doanh nghiệp thì phải để ở một tài khoản riêng, để tránh tình trạng lẫn giữa vốn điều lệ- vốn vay các nơi của doanh nghiệp và nguồn tiền của quỹ bình ổn”, ông Khái nói.

Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, đứng về mặt dư luận xã hội, nếu đưa quỹ này sang kho bạc thì tất yếu tạo được sự đồng thuận xã hội vì minh bạch. Dẫu vậy, dưới gốc độ nghiên cứu kinh tế, quản lí dòng tiền thì ông Kiên lại nói nên để lại tại doanh nghiệp vì “đó là dòng vốn lưu thông của doanh nghiệp, nếu trong lúc doanh nghiệp cần vốn mà lại để “chết” ở kho bạc thì rất lãng phí”.

Chí Hiếu

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Dầu lên cao nhất trong 7 tuần trên 89 USD/thùng (18/07/2012)

>   Dầu tăng phiên thứ tư liên tiếp và vượt 88 USD/thùng (17/07/2012)

>   Giá dầu giảm sau bốn ngày tăng mạnh (16/07/2012)

>   Dầu tăng hơn 3%/tuần và đóng cửa trên 87 USD/thùng (14/07/2012)

>   Giá dầu phục hồi khi Mỹ áp dụng thêm hình phạt đối với Iran (13/07/2012)

>   Giá dầu bật tăng lên sát 86 USD/thùng (12/07/2012)

>   EIA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu (11/07/2012)

>   Giá dầu lao dốc 2.4% do nỗi lo về nhu cầu (11/07/2012)

>   Thời cơ thuận lợi để đưa kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường (09/07/2012)

>   Lọc dầu Dung Quất trở lại hoạt động hết công suất (09/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật